Home Kỹ thuật trồng trọt Rau màu Công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
Công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
1. Giới thiệu chung về nấm Linh Chi
Cách đây hàng ngàn năm, nấm Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhân Linh Chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời
<P align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Sách “Thần nông bản thảo” đã nói: “Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế vương”. Đến đời Minh (năm 1590) trong sách “Bản thảo cương mục”, tác giả Lý Thời Trân đã mô tả 6 loại Linh Chi và khái quát tác dụng trị liệu của Linh Chi: Linh Chi đều có tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa trị tức ngực. Với hệ hô hấp có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, an thần, ích tỳ khí. Nấm Linh Chi còn có các tác dụng chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân cốt… Nấm Linh Chi được Lý Thời Trân coi như một loại thần dược: Ăn nhiều lần cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên.<BR><BR>Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các tác dụng cụ thể của nấm Linh Chi được tập hợp vào những mặt tác dụng lớn như sau:<BR><BR>- Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)<BR>- Bảo can (bảo vệ gan)<BR>- Cường tâm (thêm sức cho tim)<BR>- Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá)<BR>- Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp)<BR>- Giải độc (giải toả trạng thái nhiễm độc)<BR>- Giải cảm (giải toả trạng thái dị cảm)<BR>- Trường sinh (sống lâu tăng tuổi thọ).<BR><BR>Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm Linh Chi, người ta thấy Linh Chi có tác dụng rất tốt với các bệnh:<BR><BR><I>* Đối với bệnh về hệ tim mạch:</I> Nấm Linh Chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh Chi không làm tăng mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì huyết áp ổn định. Đối với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh Chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng. Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh Chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số sinh bệnh. Nấm Linh Chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải toả cơn đau thắt tim.<BR><BR><I>* Đối với các bệnh về hô hấp,</I> nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn.<BR><BR>Ngoài ra nấm Linh Chi còn có tác dụng tốt tới các bệnh gan mãn tính mới phát, nâng cao chức năng gan, ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường. Các tác giả ở Đài Loan dùng Linh Chi trồng trên gỗ long não điều trị ung thư cho kết quả rất tốt - khối u tiêu biến hoàn toàn. Trên cơ sở nguyên lý hiệu dụng là do nấm Linh Chi làm tăng và khôi phục hệ miễn dịch. Hàng năm doanh thu của các chế phẩm chống ung thư điều chế từ các loài nấm Linh Chi ở Đài Loan đạt trên 350 triệu USD.<BR><BR>Để sử dụng nấm Linh Chi chữa bệnh, người ta thường dùng một số cách như sau:<BR><BR><B><I>Cách sử dụng:</I></B><BR>- Ngâm rượu: thái nấm Linh Chi thành từng miếng mỏng, ngâm trong rượu mạnh 40o-45oC, sau 20 ngày có thể sử dụng (ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén con).<BR><BR>- Sắc nước uống: lấy một khối lượng Linh Chi khoảng 3-16gam cho 1 lần sắc (đổ 3 bát nước đun sôi cô đặc để lấy một bát, làm 3 lần như vậy). Sau đó đổ trộn lẫn với nhau để uống.<BR><BR>- Uống dạng trà: sấy nấm Linh Chi, nghiền nát thành bột, mỗi lần uống 3-7 gam (cho vào 200ml nước sôi) hãm lại sau 10 phút rồi uống.<BR><BR>- Bào chế ở dạng chè, thuốc viên…<BR><BR><B>2. Đặc tính sinh học</B><BR><I>* Hình dạng và màu sắc:</I><BR>- Nấm Linh Chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối điện với mũ nấm).<BR><BR>- Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính 0,5-3cm.<BR><BR>- Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.<BR><BR>- Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh- vàng nghệ- vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím nhẵn bóng như láng vecni. Mũ nấm có đường kính 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm.<BR><BR>Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.<BR><BR><I>* Nhiệt độ thích hợp:</I> <BR>- Giai đoạn nuôi sợi: 20oC-30oC.<BR>- Giai đoạn quả thể: 22oC-28oC.<BR><BR><I>* Độ ẩm:</I><BR>- Độ ẩm cơ chất: 60%-62%<BR>- Độ ẩm không khí: 80-95%.<BR><BR><I>* Độ thông thoáng:</I> Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Linh Chi đều cần có độ thông thoáng tốt.<BR><BR>* Ánh sáng:<BR>- Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng<BR>- Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc được). Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.<BR><BR><I>* Độ pH:</I> Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5-7).<BR><BR><I>* Dinh dưỡng:</I> Sử dụng trực tiếp nguồn xenlulôza.<BR><BR><B>3. Thời vụ nuôi trồng nấm Linh Chi</B><BR>Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.<BR><BR><B>4. Nguyên liệu và phương pháp xử lý nguyên liệu</B><BR><B><I>a) Nguyên liệu:</I></B><BR>Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo.<BR><BR><B><I>b) Phương pháp xử lý nguyên liệu:</I></B><BR><I>* Chuẩn bị: </I><BR>- Mùn cưa của các loại gỗ kể trên.<BR>- Túi nilon chịu nhiệt.<BR>- Bông nút, cổ nút…<BR>- Các phụ gia khác (bột nhẹ,…)<BR>- Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).<BR><BR><I>* Phương pháp đóng túi:</I> <BR>Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ.<BR><BR>Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng.<BR><BR><I>* Phương pháp thanh trùng:</I><BR>+ Phương pháp 1: hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 100oC, thời gian kéo dài 10-12 giờ.<BR><BR>+ Phương pháp 2: thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-126oC (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.<BR><BR><B>5. Phương pháp cấy giống</B><BR><B><I>a) Chuẩn bị:</I></B><BR>- Phòng cấy: phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh).<BR>- Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…<BR>- Nguyên liệu: đã được thanh trùng, để nguội.<BR>- Giống: sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.<BR>Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại…<BR><BR><B><I>b) Cấy giống:</I></B><BR><I>* Phương pháp 1:</I> Cấy giống trên que gỗ:<BR>+ Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm.<BR>+ Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.<BR><BR><I>* Phương pháp 2: </I><BR>- Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống.<BR><BR>- Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu).<BR><BR>- Chú ý: <BR>+Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.<BR>+ Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.<BR><BR>- Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang.<BR>- Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm.<BR>- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống. <BR><BR><B>6. Phương pháp ươm túi</B><BR><B><I>a) Chuẩn bị khu vực ươm:</I></B><BR>Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-30oC.<BR><BR><B><I>b) Ươm túi:</I></B><BR>- Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.<BR><BR>- Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.<BR><BR>- Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục:<BR><BR>+ Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.<BR>+ Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu.<BR><BR><B>7. Phương pháp chăm sóc, thu hái:</B><BR><I>* Chuẩn bị các điều kiện:</I><BR>- Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau:<BR><BR>+ Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 22oC đến 28oC.<BR><BR>+ Độ ẩm không khí đạt 80-90%.<BR><BR>+ Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía.<BR><BR>+ Kín gió.<BR><BR>- Trong nhà có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.<BR>- Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau:<BR><BR><B><I>a) Phương pháp không phủ đất:</I></B><BR><I>* Rạch túi và tưới nước:</I><BR>- Kể từ ngày cấy giống đến khi rạch túi (khoảng 25-30 ngày) sợi nấm đã ăn kín ¾ túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau.<BR><BR>- Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.<BR><BR>- Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được.<BR><BR><I>* Thu hái: </I><BR>- Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.<BR>- Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40oC-45oC.<BR>- Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô.<BR>- Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2.<BR>- Năng suất thu hoạch đạt 6-9% tươi, tương đương 1,8-3% khô (1 tấn nguyên liệu thu được từ 18 đến 30kg nấm Linh Chi khô). Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nông độ 0,5-1%.<BR><BR><B><I>b) Phương pháp phủ đất:</I></B><BR><I>* Chuẩn bị đất phủ</I> (tương tự như đất phủ nấm mỡ).<BR><I>* Cách phủ đất:</I> khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm.<BR><I>* Chăm sóc sau khi phủ đất:</I><BR>Nếu đất phủ khô cần phải tưới rất cẩn thận (tưới phun sương) để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể nấm. Trong thời gian 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi quả thể bắt đầu hình thành và nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65-70 ngày.<BR>- Khi đó ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì ta còn phải tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1-3 lần trong ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết) mục đích để giúp đất phủ luôn duy trì độ ẩm (tương tự độ ẩm của đất trồng rau). Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa, lúc đó nấm đến tuổi thu hái./.<BR><BR>(<EM>Theo Cơ sở Khoa học & Công nghệ nuôi trồng - NXB Hà Nội 2002 )</EM></SPAN><SPAN style="FONT-FAMILY: Tahoma"><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt"><o:p><FONT face=VNI-Times> </FONT></o:p></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt"><o:p><FONT face=VNI-Times> </FONT></o:p></P>
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập