Trồng gừng trong bao
Đó là cách trồng gừng độc đáo đem lại hiệu quả kinh tế cao, khắc phục được những bất lợi của thời tiết, đất đai...
Tốn khá nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, thử nghiệm, ông Phạm Huynh ở xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cuối cùng đã tìm ra cách trồng gừng mới lạ được nhiều nông dân học hỏi và làm theo.
Ông Huynh kể: "Khi xuống giống thử nghiệm lứa gừng đầu tiên trong bao vào đầu năm 2005, tôi giấu kín mọi người vì chưa biết có ra ngô, ra khoai gì không, nhưng thật bất ngờ, chỉ sau 2 tháng, gừng phát triển khá nhanh, bằng cả gừng trồng ngoài đất đã trồng được 4 tháng".
Từ thành công này, năm 2006, ông Huynh bắt đầu làm ăn lớn và trúng đậm hơn 8 tấn gừng tươi. Thấy vậy, mọi người kháo nhau khắp nơi, ông Huynh trở thành người "thầy" bất đắc dĩ. Đi riêng lẻ từng người có, đi cả đoàn cũng có, từ ngoài Bắc vào, trong Nam ra, rất nhiều nông dân tìm đến tham quan, nhờ ông hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Nhiều địa phương ở các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Bình Định mời ông về mở lớp dạy cách trồng cho nông dân.
Cách trồng của ông Huynh về cơ bản gồm: dùng vỏ bao xi măng giặt sạch, đáy bao đục 6 lỗ; dùng trấu, đất, phân trộn đều theo tỷ lệ 4 trấu + 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục, sau đó cho vào bao. Củ gừng giống sau khi ủ lên mầm được cấy vào bao. Chăm sóc thì chỉ cần tưới nước và bón thêm 2 lần phân.
"Lần đầu, cách thời gian trồng từ 30 đến 45 ngày. Mỗi bao gừng bón 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào một lớp hỗn hợp chất hữu cơ dày khoảng 20 cm với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 3 trấu. Lần 2, cách thời gian bón lần một 60 ngày. Mỗi bao bón thêm 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào bao một hỗn hợp chất hữu cơ với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 4 trấu. Việc phòng trừ sâu bệnh cho gừng cũng đơn giản, bao nào bị sâu bệnh dễ dàng đem ra cách ly, không để lây lan", ông Huynh nói.
Với sáng kiến này, ông Huynh trở thành "sao nhà nông" và là gương điển hình sản xuất giỏi của tỉnh Quảng Ngãi. Giải pháp trồng gừng trong bao của ông cũng đã qua mặt hàng trăm giải pháp khác để lọt vào vòng chung kết và đạt giải khuyến khích trong hội thi "Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC năm 2007".
"Cái hay của cách trồng này là từ miền núi, hải đảo hay đô thị đều trồng được cả. Bao gừng đặt dưới tán cây, hay ven lối đi cứ chỗ nào đất không dùng cho sản xuất", ông Huynh nói. Bên cạnh đó là ưu điểm dễ di chuyển khi cần thiết, tránh được bất lợi của thời tiết.
Thường thì mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ nảy từ 3 - 4 nhánh con, nhưng với cách trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một củ gừng, sau 7 - 8 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ/bao.
Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một bao gừng chưa đến 2.000 đồng, thu được 15.000 đồng. Tính ra hiệu quả trồng gừng trong bao cao gấp 8 lần so với cách trồng thông thường.
http://www.chebien.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...