Home Kỹ thuật trồng trọt Rau màu Kỹ thuật trồng gừng
Kỹ thuật trồng gừng
Làm đất
Bộ phận chính ta thu hoạch là củ gừng (thân ngầm) nằm ở dưới đất, muốn củ gừng phát triển tốt, đất cần tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, vì vậy đất để trồng gừng thường là đất vườn, đất có vị trí cao được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, phơi ải càng tốt.
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Gừng khác với các cây rau gia vị khác là được sử dụng nhiều và rộng khắp trên thế giới, nhưng gừng thích hợp ở các vùng nhiệt đới. Bởi vậy ở ta đã có nhiều cơ sở trồng gừng để xuất khẩu sang các nước khác nhau, và được coi là một mặt hàng thu nhập ngoại tệ có giá trị đáng kể. Để có được củ nhiều, củ to, gừng cần được trồng ở chỗ có lớp đất mặt dày. Do đó, trong nhiều trường hợp trồng gừng là phải lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1,2 - 1,5 m.<BR>Bón phân<BR>Thường để đất xốp, đủ ẩm, người ta bón 20 ??30 tấn phân chuồng, 300 - 500 kg super lân hay phân lân nung chảy, 500 - 1000 kg tro bếp, trộn đều rồi lên luống. Để tiết kiệm phân, thường lên luống rồi rạch hàng, bón phân, trộn đều, lấp 1 lớp đất mặt sau đó trồng gừng lên rãnh đã bón phân.<BR><B>Trồng gừng</B><BR>Gừng được trồng bằng củ, ta chọn các củ gừng có nhiều mầm, bẻ từng nhánh gừng riêng, mỗi nhánh có chứa 3 ??5 mắt gừng. Chấm phần bẻ hoặc cắt vào tro bếp, đem gừng trồng vào rãnh đã bón đủ phân, lấp kín đất lại, dùng tay nén lớp đất bột trên mặt, chú ý không lấp đất sâu, chỉ cần phủ kín củ gừng là được. Sau đó dùng rơm rạ phủ lên luống, có thể trấu, lá khô... rồi tưới nước cho đủ ẩm. Nếu nhiệt độ ấm thì sau 5 - 7 ngày gừng đã đâm chồi, ngoi lên mặt đất. Nếu phần rơm rạ phủ quá dày, ta nên dẹp bớt để cây gừng mọc cho dễ. Sau khoảng 1 tháng, lớp rơm rạ phủ sẽ mục dần tạo thành một tầng xốp cho đất, giữ ẩm cho gừng. Khoảng 1 tháng sau trồng, ta bón thúc thêm tro bếp hoặc kali, một ít phân đạm (nhìn cây mà bón) rồi vun gốc, tưới đủ ẩm. Gừng ít bị sâu hại nhưng có lúc bị bệnh cháy lá thối củ. Tốt nhất là theo dõi thường xuyên để ngắt lá, nhổ bỏ cây bị bệnh, tránh phun thuốc nhiều. Gừng trồng khoảng cách 40 ( 30 cm, chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch khá : 8 - 10 tấn/ha.<BR><B>Thu hoạch, bảo quản</B><BR>Gừng trồng được 3 - 4 tháng có thể tỉa lá ăn hoặc làm thuốc. Sau trồng 5 - 6 tháng, hoặc 7 - 8 tháng nếu khí hậu mát, có thể thu hoạch củ để bán.<BR>Nhìn cây gừng, nếu toàn ruộng có lá vàng, lá già bị khô mép đến chót lá, ta đào thử thấy củ gừng phát triển nhô lên gần đất, màu củ xám, da củ dày là thu hoạch được. Nếu diện tích ít, đất nhẹ có thể dùng cuốc, xẻng bới lên, rũ lấy củ. Nếu diện tích nhiều có thể dùng bò cày dọc theo hàng gừng, rồi rũ lấy củ gừng. Cắt thân bỏ đi để làm phân, còn phần củ mang về để nhẹ nhàng và rải đều nơi mát. Nếu để giống, cần chọn các củ trung bình, bóng láng, không bị xây xát, đem để lên lớp cát khô trong mát hay để lên sàng, nia đặt nơi thông gió để trồng cho vụ sau. </SPAN></P><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt"><SPAN style="FONT-SIZE: 7.5pt; COLOR: #999999; FONT-FAMILY: Verdana">( Nguồn: MAI VĂN QUYỀN, LÊ THỊ VIỆT NHI, NGÔ QUANG VINH, NGUYỄN THỊ HÒA, NGUYỄN TUẤN KIỆT- NXBNN )<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P></SPAN><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma; mso-fareast-font-family: 'Arial Unicode MS'"><o:p></o:p></SPAN>
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập