Home Kỹ thuật trồng trọt Rau màu Cây bắp bị bệnh gì?
Cây bắp bị bệnh gì?
Ruộng bắp của gia đình tôi gần đây có hiện tượng như sau: trên lá thỉnh thỏang lại xuất hiện những u nồi nhỏ cỡ hạt tấm, bên trong chứa đầy chất bột mầu nâu đỏ như mầu gạch non. Tại tiêm bán thuốc trừ sâu ở chỗ tôi, sau khi coi kỹ lá bắp người bán thuốc cho biết đó là do bệnh gỉ sắt gây ra. Xin cho biết như vậy có đúng không? Nếu đúng thì nên chữa chúng như thế nào?
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: right" align=justify><I><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt">Nguyễn Thị Thành (Thống Nhất, Đồng Nai)</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt"><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt"> <o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt"> <B><U>Trả lời</U></B>: Qua mô tả của chị chúng tôi cho rằng người bán thuốc trừ sâu ở chỗ <o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt">chị “chẩn đóan” đúng bệnh rồi đấy. Bệnh này do nấm <I>Puccinia maydis</I> gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng bắp (ngô) của nước ta. Chúng có thể xuất hiện ngay từ khi cây bắp còn nhỏ cho đến lúc thu họach. Nếu bệnh phát sinh sớm dễ làm cho lá bắp bị khô rụi sớm, cây còi cọc rất khó phục hồi, và có thể bị chết nếu bệnh qúa nặng. Bệnh thường phát triển và gây hại mạnh vào những thời gian có nhiệt độ không khí trung bình, thời tiết mát mẻ, ẩm độ không khí cao hoặc có mưa. Trong cùng một vụ những ruộng trồng dầy, ruộng bị bít bùng, thiếu ánh sáng, những ruộng trồng quảng canh thiếu sự đầu tư chăm sóc cao... thường là những ruộng bị bệnh hại nhiều hơn các ruộng khác.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt">Bệnh gây hại chủ yếu trên phiến lá, nếu nặng có thể gây hại trên cả bẹ lá và lá bi. Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mầu vàng trong, sau đó lớn dần tạo thành những ổ nổi có kích thước khoảng 1mm. Những ổ này lớn dần và sẽ làm rách, vỡ những tế bào biểu bì phía ngòai lúc đó sẽ để lộ ra khối bột mầu nâu đỏ giống mầu của gỉ sắt (mà chi gọi là mầu gạch non), đó là giai đọan hình thành ổ bào tử hạ. Đến cuối giai đọan sinh trưởng của cây bắp, trên lá bệnh có thể xuất hiện những ổ nổi mầu đen, đó là giai đọan hình thành ổ bào tử đông. Nếu bị hại nặng, nhiều vết bệnh dày đặc trên lá sẽ làm lá bị khô cháy, diện tích lá bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình quang tổng hợp tạo vật chất hữu cơ nuôi cây, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của hạt.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt">Trong thư chị muốn được hướng dẫn cách chữa bệnh, nhưng xin nói thêm với chị là những lá đã bị bệnh rồi thì không chữa được, có chăng chỉ còn có cách phun xịt thuốc và một vài biện pháp bổ trợ khác để hạn chế bệnh phát triển thêm mà thôi. Để hạn chế bệnh tốt nhất là chị phải chủ động áp dụng kết hợp nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ. Sau đây là những biện pháp cơ bản:<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt">-Sau khi thu họach bắp chị cần dọn sạch sẽ tàn dư thân lá của cây bắp rồi đưa ra khỏi ruộng. Trước khi gieo trồng bắp vụ sau cần cày bừa, xới đất kỹ, chôn vùi thân lá của cây bắp ở vụ trước nếu còn sót lại để tiêu diệt nguồn bệnh có sẵn trong đất, hạn chế bớt nguồn bệnh truyền qua vụ sau.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt">-Chăm sóc chu đáo, bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu của cây bắp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với bệnh và hạn chế tác hại do bệnh gây ra.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt">-Sử dụng những giống bắp có khả năng chống bệnh cao như một số giống bắp lai. Không nên trồng qúa dầy, chỉ trồng với mật độ hợp lý tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng giống, tỉa định cây sớm, làm cỏ kịp thời, sạch sẽ để ruộng bắp luôn thông thóang.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 13.0pt">-Khi ruộng bị bệnh chị có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như: Bayfidan 25EC hoặc 250EC; Bamper 250EC; Anvil 5SC; Sumi-Eight 12.5 WP...để phun xịt. Trước khi sử dụng chị nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì. Nếu ruộng đã bị hại nặng thì sau khi phun xịt thuốc chị nên tăng cường bón thêm phân và tưới đủ ẩm cho ruộng bắp để cây bắp phục hồi nhanh.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 12.0pt"> <o:p></o:p></SPAN></P>
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập