Home Kỹ thuật trồng trọt Rau màu Bệnh héo đỏ lá dứa và biện pháp phòng trị
Bệnh héo đỏ lá dứa và biện pháp phòng trị
Vùng trồng khóm chuyên canh ở chỗ chúng tôi gần đây thường bị chứng bệnh như sau: Ở những lá gần trên ngọn xụất hiện những vệt mầu đỏ nâu (mầu đồng) sau đó chuyển dần sang mầu hồng, mầu vàng, bìa lá uốn cong về phía trên, sau đó bị khô dần từ chóp lá khô xuống, trái nhỏ, khô, ăn không ngon, nếu nặng cả lá, cả cây bị héo khô, ảnh hưởng rất nhiều đết năng xuất và sản lượng. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để chữa trị chúng?
<P align=right><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA"><EM>Đỗ Đình Long,huyện Vĩnh Thuận<BR><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">Và một số bạn ở huyện An Minh,Hòn Đất (Kiên Giang)</SPAN></EM></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><B><U><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Trả lời</SPAN></U></B><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">: Qua mô tả của các bạn kết hợp với những trao đổi cùng đồng nghiệp của chúng tôi tại Kiên Giang, chúng tôi cho rằng cái chứng bệnh hại trên cây khóm (cây dứa) ở chỗ các bạn là bệnh héo đỏ lá dứa (còn gọi là bệnh khô đầu lá hay bệnh Wilt) (ảnh II-40). Ngoài những triệu chứng gây ra ở trên lá, trên trái như các bạn đã quan sát và mô tả thì bệnh còn gây hại cho cả bộ rễ của cây, làm ảnh hưởng đến qúa trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây. Bệnh làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém, còi cọc, có ra trái thì trái cũng nhỏ, khô, ăn không ngon. Nếu bị hại nặng có thể làm cho cả cây bị héo và chết. Ở Kiên Giang và các tỉnh Phía <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> bệnh thường gây hại nhiều trong mùa khô. Đây là một trong những dịch hại nguy hiểm trên cây dứa, chúng gây hại ngày một phổ biến ở những vùng chuyên canh cây dứa trong những năm gần đây, nhất là giống dứa <st1:City w:st="on"><st1:place w:st="on">Cayenne</st1:place></st1:City>.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> Bệnh héo đỏ lá dứa do siêu vi trùng Ananas virus1 gây ra, chúng lan truyền từ vụ trước sang vụ sau bằng con đường cây giống đã bị nhiễm bệnh từ cây mẹ ở vụ trước, hoặc thông qua côn trùng môi giới truyền bệnh là Rệp sáp (Dysmiccocus brevipes và D. neobrevipes ) bằng cách khi Rệp chích hút nhựa của cây bị bệnh ở vụ trước chúng đã hút luôn cả virus gây bệnh, đến khi chích hút nhựa của cây khỏe (chưa bị bệnh) mới được trồng ở vụ sau Rệp đã truyền virus bệnh cho những cây này. Tương tự như vậy Rệp cũng là tác nhân lây truyền virus từ cây bệnh sang cây khỏe trong cùng một vụ trên cánh đồng, cứ thế tốc độ lây lan của bệnh ngày càng rộng, bệnh phát triển ngày càng nhanh. Khi cây đã bị nhiễm bệnh thì không có thuốc chữa trị. Vì thế muốn hạn chế tác hại của bệnh chỉ còn cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính. Sau đây là một số biện pháp chủ yếu:<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> -Không lấy giống ở những ruộng đã bị bệnh hoặc những ruộng có nhiều Rệp sáp gây hại.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> -Trước khi làm đất cần thu gom hết những tàn dư của cây dứa cũ và những cây kí chủ phụ của Rệp sáp trên đồng ruộng rồi tiêu hủy để diệt Rệp, ngăn chặn sự lây truyền bệnh qua con Rệp từ vụ trước sang vụ sau. Sau đó rải mỗi ha khoảng 20-25 kg Basudin 10H, hoặc Regent ... để diệt Rệp và kiến (sống cộng sinh với rệp).<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> - Trước khi trồng nên sử lý cây giống bằng cách nhúng gốc cây giống ( không để ướt đọt non ) vào dung dịch thuốc Supracide 40EC (pha nồng độ 0,1%) với dầu hôi (pha nồng độ 0,4%) và Aliette 80WP (pha nồng độ 0,25%) trong vòng 3-5 phút để tiêu diệt Rệp sáp và các nấm gây bệnh cho cây.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> -Với những cây đã bị bệnh nặng nên nhỗ bỏ rồi tiêu hủy để tránh lây lan bệnh cho cây khác.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> -Định kỳ khoảng 2-3 tháng một lần dùng một số loại thuốc như Supracide 40ND/EC, Ofatox 300EC, Mospilan 3EC, Suprathion 40ND, Selecron 500EC/ND...để diệt trừ Rệp sáp, hạn chế sự lây lan của bệnh. Khi xịt chú ý xịt kĩ ở các nách lá, gốc cây vị Rệp thường tập trung ở đây.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA"> -Sau mỗi chu kì cây dứa nên luân canh với cây trồng khác khoảng một, hai năm./.</SPAN></P>
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập