Home Kỹ thuật trồng trọt Rau màu Nhện đỏ hại cà tím và cách phòng trị
Nhện đỏ hại cà tím và cách phòng trị
Ba mẹ cháu trồng được 1.500 m2 cà tím. Ruộng cà phát triển rất đẹp. Nhưng từ khi cây ra hoa kết trái không rõ bị bệnh gì mà lúc đầu trên lá có những vết trắng lấm tấm, dần dần cả lá mất màu xanh rồi chuyển sang xám trắng và rụng sớm. Ba mẹ cháu đã xịt nhiều lọai thuốc mà bệnh vẫn không giảm. Vừa rồi cháu phát hiện trên những lá bị bệnh này có nhiều con vật nhỏ li ti giống như con mạt gà, màu hồng, màu đỏ và cả màu xanh vàng. Có phải những con vật nhỏ xíu này đã gây ra bệnh cho vườn cà nhà cháu và nếu đúng thì nên xịt thuốc nào để phòng trị?
<P align=right><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA"><EM>Nguyễn Văn Bé Tám (Trường PTTH Thống Nhất, Đồng Nai)</EM></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><B><U><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Trả lời<I>:</I></SPAN></U></B><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> Qua thư mô tả chi tiết của cháu kết hợp với những kinh nghiệm chúng tôi thu được ở vài vùng chuyên canh rau ở các tỉnh phía <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> thì vườn cà tím nhà cháu đã bị nhện đỏ gây hại.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> Đúng như cháu đã quan sát: cơ thể của nhện rất nhỏ (cỡ gần 1 ly). Sở dĩ chúng có nhiều màu là vì chúng ở những độ tuổi khác nhau. Khi mới nở, nhện non có màu xanh hơi vàng, càng lớn chúng càng chuyển dần sang màu hồng, đến khi trưởng thành thì chúng có màu đỏ đậm. Nhện thường gây hại những lá cà đã bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi và thường chỉ hại phiến lá, tuy nhiên nếu mật số cao chúng có thể cắn phá cả gân lá. Khi những lá bánh tẻ và lá già đã bị chúng ăn hết chúng có thể ăn luôn cả lá non.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> Cả nhện trưởng thành và nhện non đều bu bám ở mặt dưới và cả mặt trên của lá (nếu mật số cao). Chúng cạp ăn biểu bì và hút dịch của lá, tạo nên nhưng vết trắng lấm tấm nhìn giống như bụi cám. Lúc đầu vết cạp chỉ rải rác, sau đó số vết cắn phá tăng dần, nối liền lại với nhau, làm cho lá mất dần màu xanh, chuyển sang màu bạc trắng xám, phiến lá bị phồng bánh tráng (ảnh II-35a, II-35b, II-35c). Nếu bị nặng, lá sẽ khô và rụng sớm. Những ruộng như vậy nhìn ở phần gốc thấy tương đối thóang (do lá phía dưới đã bị rụng bớt). Những ruộng bị hại nặng sẽ thất thu rất lớn về năng suất.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> Vì nhện rất nhỏ, nếu không chú ý sẽ khó phát hiện nên thường tưởng lầm là do nấm bệnh gây hại, xịt thuốc trừ bệnh mà không thấy hết “bệnh”. Ngòai cà tím, nhện còn gây hại cả cà pháo, cà bát, bầu bí, ớt, đậu, dưa leo …<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> Muốn hạn chế tác hại của nhện, cháu phải áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây :<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> -Không nên trồng cà quá dầy dễ tạo tàn lá rậm rạp làm cho nhện có điều kiện thuận lợi gây hại nhiều hơn.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">-Thường xuyên kiểm tra ruộng cà để phát hiện và phun thuốc diệt trừ nhện kịp thời bằng cách nếu thấy trên lá có những vết cạp trắng lấm tấm như cám thì kiểm tra nhện thật kỹ bằng kính lúp hoặc kính lão. Một cách kiểm tra đơn giản khác là: lấy lá nghi có nhện đặt trên một tờ giấy trắng, sau đó lấy ngón tay miết mạnh trên mặt lá, nếu có nhện thì trên mặt tờ giấy trắng sẽ xuất hiện các vết chấm màu đỏ, màu hồng hoặc màu vàng xanh. Nếu thấy ruộng cà có nhện mật độ cao thì phải dùng thuốc phun xịt kịp thời. Về thuốc có thể dùng luân phiên bằng một trong các lọai thuốc sau đây Nissorun 5EC; Danitol 10EC; Pegasus 500EC; Comite 73EC; Ortus 5EC; Cascado 5EC...(sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Nhớ phun xịt ướt đều cả mặt trên và mặt dưới của lá. Chú ý phải bảo đảm thời gian cách ly của thuốc. Sau khi xịt thuốc nhớ bón thêm phân để cây cà mau hồi phục./.</SPAN></P>
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập