Phòng trừ bệnh mốc sương cây bắp
Bệnh mốc sương gây hại khá nghiêm trọng trên cây bắp, nhiều nông dân buộc phải hủy bỏ hoặc gieo trồng cây khác, nếu cố gắng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ thì cũng chỉ đem lại kết quả không như mong muốn.Tác nhân gây bệnh là nấm Slerospora maydis. Theo ghi nhận gần đây bệnh gây hại nặng trên các giống bắp trắng địa phương và bắp lai. Bệnh thường xảy ra ở mọi vùng trồng bắp trên cả nước. Trồng bắp vào mùa mưa thường bị nặng hơn vào mùa khô do thời tiết ẩm ướt và lá bắp rậm rạp. Trồng bắp với mật độ dầy cũng làm bệnh thêm trầm trọng. Bệnh mốc sương còn gây hại trên một số cây trồng khác thuộc họ hòa thảo như kê, cao lương...Bệnh thường phát sinh,phát triển và gây hại cây bắp khi cây còn nhỏ cỡ 2-3 lá đến 7-8 lá, thỉnh thoảng cũng thấy bệnh gây hại cả ở giai đoạn trổ cờ. Bệnh hại chủ yếu trên lá, lá bị bệnh xuất hiện vệt sọc dài theo phiến lá mầu trắng lợt, lá mất dần mầu xanh của diệp lục, nhìn toàn cây trắng nhợt nhạt. Vào những ngày trời ấm, ban đêm, sáng sớm thường xuất hiện lớp mốc trắng xám ở mặt dưới của lá. Bệnh làm cho cây yếu ớt, cằn cỗi, các đốt dóng ngắn không phát triển được, nếu nặng sẽ làm cho cây chết khô.
Bệnh gây hại khá phổ biến trên bắp từ trung du cho đến đồng bằng. Ở nước ta bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nhiều vào những thời điểm trời có nhiều sương mù, ban ngày trời âm u, ít nắng.
Bệnh phát tán lây nhiễm bằng bào tử, hoặc hạt giống nhiễm. Nguồn bệnh tồn tại ở tàn dư của cây bị bệnh trên đất ruộng dưới dạng bào tử trứng và sợi nấm là chủ yếu. Bào tử trứng nẩy mầm xâm nhập vào cây bắp từ khi hạt nẩy mầm vì thế bệnh xuất hiện rất sớm và từ đó lây lan rộng dần ra xung quanh.
Phòng và trị bệnh
Muốn phòng trừ bệnh có kết quả cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ ngay từ đầu vụ. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Thu hoạch bắp cần thu gom sạch sẽ tàn dư cây bắp như lá, thân, bẹ... phơi khô rồi đốt nhằm tiêu diệt nguồn bệnh tích lũy ban đầu gây hại cho cây bắp ở vụ sau.
- Thường xuyên theo dõi kỹ ruộng bắp ngay từ khi cây mới mọc được một, hai lá để phát hiện sớm những cây con bị bệnh, kịp thời nhổ bỏ và đem ra khỏi ruộng, tránh lây lan sang ra xung quanh.
- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng. Trồng với mật độ vừa phải, vào mùa mưa nên trồng khoảng cách thưa 80 x 20 cm.
- Sau một vài vụ trồng bắp nếu ruộng bị bệnh gây hại nhiều thì thay bằng một loại cây trồng khác như đậu đỗ, rau cải, khoai lang, tốt nhất là chuyển sang trồng lúa nước.
- Khi ruộng bắp đã bị bệnh gây hại có thể sử dụng một số loại thuốc sau đây để phòng trừ: Boocdo 1% Đồng oxyclorua 30WP/ 30BTN Viben-C 50BTN hoặc những loại thuốc gốc đồng khác. Phun thuốc theo liều khuyến cáo và nên phun vào những buổi chiều mát.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, không bón thừa phân đạm.
Phòng ngừa bệnh là quan trọng, trong đó biện pháp kỹ thuật canh tác là yếu tố quyết định đến áp lực bệnh, do đó điều cần thiết khi gieo trồng bà con chú ý đến khâu sửa soạn đất, giống, và thời vụ tập trung để giảm áp lực bệnh.
Nguồn Stp.vn
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...