Bệnh gỉ sắt cây bắp
Nguồn bệnh:
Bệnh gỉ sắt gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng bắp của nước ta. Các giống bắp khác nhau như bắp lai, bắp nếp địa phương , bắp rau đều có thể nhiễm bệnh này. Nếu bệnh xuất hiện sớm sẽ làm cho lá bắp bị khô rụi sớm, cây còi cọc rất khó phục hồi, câ sẽ chết nếu bệnh qúa nặng. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều , độ ẩm không khí cao. Trồng bắp mùa mưa hay nhiễm bệnh này hơn so với mùa khô. Bệnh cũng xuất hiện nhiều khi trồng với mật độ quá dày, bón thừa phân đạm làm cho lá bít bùng thiếu ánh sáng.Bệnh gỉ sắt xuất hiện và gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của bắp từ khi mới mọc cho đến khi thu hoạch.
Triệu chứng:
Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mầu vàng trong , xuất hiện trên phiến lá, bẹ lá và vỏ trái bắp (vỏ bi). Vết bệnh lớn dần tạo thành những ổ nổi có kích thước khoảng 0,1cm. Khi bệnh nặng sẽ thấy lấm tấm những u nồi nhỏ cỡ hạt tấm trên mặt lá, bên trong những u này chứa đầy chất bột mầu nâu đỏ như mầu gạch non. Những u này lớn dần và sẽ làm rách tế bào biểu bì phía ngòai lúc đó sẽ để lộ ra khối bột mầu nâu đỏ giống mầu của gỉ sắt (mầu gạch non). Giai đoạn đầu hình thành ổ bào tử hạ màu gạch, sau đó sẽ xuất hiện những ổ bào tử màu đen vào cuối kỳ sinh trưởng, đó là giai đọan hình thành ổ bào tử đông. Các vết bệnh sẽ lan khắp mặt lá làm lá bị khô cháy, giảm diện tích lá xanh làm cản trở quá trình quang hợp của cây , qua đó sẽ làm quá trình tổng hợp chất hữu cơ và vận chuyển chất khô về bắp bị giảm dẫn đến hạt không đầy, vỏ nhăn làm năng suất và phẩm chất của hạt cũng giảm theo.
Những biện pháp phòng trị:
Để hạn chế bệnh này cần chủ động áp dụng kết hợp nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ. Những biện pháp chính cần áp dụng là:
-Cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi trồng. Dọn sạch cỏ rác, các tồn dư cây bắp vụ trước như thân, lá bắp. Bốc hết ra khỏi ruộng, phơi khô rồi đốt. Làm đết kỹ để chôn vùi gốc, thân lá bắp còn xót lại xuống đất trước khi gieo trồng.
-Không nên trồng với mật d8ộ quá cao, vụ hè thu do mưa nhiều, thân lá phát triển mạnh thì trồng với khoảng cách 80 x 20 cm, mùa khô trồng với khoảng cách 60 x 20 cm. Tỉa định cây sớm , kết hợp làm sạch cỏ để ruộng bắp luôn thông thóang. Trồng bắp lai sẽ có khả năng chống bệnh cao hơn những loại bắp khác.
-Chăm sóc chu đáo, bón phân cân đối giữa các loại phân, có thể phun thêm các chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá như Atonic, Mimix giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức đề kháng với các loại bệnh .
-Sử dụng thuốc trừ bệnh: Khi ruộng bị bệnh có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như: Zincopper, Dithan, Ridomil, Kumulus hoặc Bamper 250EC. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì , cần phun khi chiều mát, ít gió. Lượng bình thuốc phun cần nhiều (3-4 bình 16 l/1.000 m2) để thuốc thấm hết hai mặt của lá và từ trên ngọn. Ruộng bị bệnh nặng thì sau khi phun phun thuốc cần tăng cường bổ sung phân bón và tưới đủ ẩm để ruộng bắp phục hồi nhanh.
sokhoahoccn.angiang.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...