Bệnh than hại mía
Bệnh than (còn gọi là bệnh đen bột, bệnh than xoắn đọt) là một bệnh nguy hiểm cho cây mía, do nấm Ustilago scitaminea H. sydow gây ra. Mấy năm gần đây bệnh có chiều hướng gia tăng ở những vùng trồng mía chuyên canh ở các tỉnh phía
Khi bị bệnh cây mía sẽ đẻ nhánh nhiều, nhìn bụi mía giống như bụi sả. Cây mía nhỏ không lớn được, đốt kéo dài ra, lá hẹp và ngắn lại, cây mía mất khả năng ra lóng mới. Cuối cùng lá đọt mọc ra một roi cong, bên trong chứa đầy bào tử nấm nhìn giống như một khối bột mầu đen (đây là triệu chứng đặc trưng, điển hình chỉ có ở bệnh than). Những giống mía khác nhau, cây roi chứa bào tử bệnh sẽ có hình dạng và độ dài khác nhau, có giống ngắn, nhưng cũng có giống dài đến 2-3 mét. Cây mía bị bệnh tàn lụi dần và chết.
Khi màng mỏng bao bọc bên ngoài của roi này vỡ, các bột phấn đen lộ ra giải phóng bào tử nấm, phát tán vào không khí, rơi xuống đất, bám vào cây mía... để tiếp tục gây bệnh cho cây khác, cho vụ sau. Bào tử lan truyền nhờ gió, nhờ nước, nhờ phương tiện vận chuyển từ vùng có bệnh sang vùng chưa có bệnh… Khi cây mía mọc mầm bào tử sẽ nẩy mầm và xâm nhiễm vào bên trong để gây bệnh cho cây ngay từ khi cây mía còn nhỏ. Những hom giống đã bị nhiễm bệnh khi trồng xuống cây con sẽ nhanh chóng bị nhiễm bệnh.
Ở ĐBSCL bệnh thường gây hại nhiều trên các giống mía Quế đường 11, giống Comus... Do hiện tượng tích lũy nên bệnh gây hại trên những ruộng mía tái sinh (mía lưu gốc) nhiều hơn trên những ruộng mía tơ (trồng mới). Đây là một bệnh hết sức nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh và khi đã bị bệnh chỉ còn cách đốn bỏ. Bệnh thường phát sinh gây hại nhiều vào hai thời điểm trong năm là tháng 4-6 và tháng 9-11.
Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng kết hợp môt số biện pháp sau đây:
- Không lấy hom giống ở những ruộng đã bị bệnh để làm giống cho vụ sau.
- Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu gom sạch sẽ tàn dư của cây mía đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy.
- Cày bừa, làm đất kỹ để chôn vùi bớt mầm bệnh.
- Nên sử dụng giống kháng bệnh như: VN85-1859, R570, QĐ 15, K84-200, ROC 1, ROC 2, ROC 8, ROC 20...
- Trước khi trồng nhúng hom giống vào dung dịch pha nồng độ 0,2% của một trong những loại thuốc như: Benlate 50WP, Benmyl 50WP, Bendazol 50WP, Tilt 250ND… trong 5 phút, hoặc ngâm trong nước nóng 50 độ C khoảng 15-20 phút.
- Cần bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali để cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, tăng cường sức đề kháng với bệnh.
- Kiểm tra ruộng mía thường xuyên để phát hiện sớm và thu gom kịp thời những cây đã bị bệnh đem ra khỏi ruộng, tiêu hủy. Khi thu gom nhớ khéo léo đưa những roi chứa bào tử vào trong bao nilon, buộc kín miệng, tránh bào tử phát tán ra xung quanh.
- Khi ruộng đã bị bệnh không nên để mía gốc tái sinh cho năm sau.
- Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không giảm, nên luân canh với cây trồng khác khoảng 2 năm sau mới trở lại trồng mía.
Theo NNVN
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...