Kinh nghiệm trồng khoai lang
Đối với những nông dân ở vùng ven sông Hậu, trồng khoai lang nhẹ đầu tư nhưng cho năng suất, hiệu quả kinh tế khá cao. Xin giới thiệu với bà con kinh nghiệm trồng khoai lang của anh Dương Trung Hiền ở phường Thới An (Ô Môn - TP. Cần Thơ).
Làm đất
Đất trồng khoai phải tơi xốp, tốt nhất là trồng trên đất giồng, đất trồng cây màu nhiều năm, đất pha cát. Dọn sạch cỏ rồi lên luống, bề ngang rộng 1m, cao 35 - 40cm; rãnh luống rộng 20cm, sâu 25cm để dẫn và thoát nước dễ dàng.
Chọn giống
Thu hoạch khoai lang.
Hiện có nhiều giống khoai lang cho năng suất, chất lượng cao như khoai lang bí đường xanh (vỏ đỏ ruột vàng), thời gian sinh trưởng 100-105 ngày, chất lượng tốt, năng suất 25-30 tấn/ha; khoai lang tím Nhật (vỏ tím ruột tím), thời gian sinh trưởng 110-115 ngày, năng suất 30-35 tấn/ha.
Chọn hom dài khoảng 35-40cm, có từ 6-7 mắt, mập mạp, không sâu bệnh. Trồng hom ngọn sẽ cho năng suất cao hơn hom bánh tẻ và hom gốc. Cắt hom xong để nơi thoáng mát trong 2 ngày để các mắt đâm rễ mới, khi đem trồng khoai sẽ ra rễ và chồi nhanh hơn, tỷ lệ sống cao hơn.
Dùng cuốc rạch một đường ở giữa luống, sâu khoảng 10-15cm, đặt hom vào giữa rãnh, mỗi hom cách nhau 20-25cm, sau đó lấp đất, để ngọn hom nhô lên khoảng 10cm.
Chăm sóc
Lượng phân dùng cho 1ha là 10-15 tấn phân chuồng, 150kg urê, 100kg lân, 10kg kali. Bón lót 100% phân chuồng + 100% lân trước khi xới đất hoặc đặt hom. Lót 30% urê + 20% kali, chú ý bón đạm và kali cách hom 5-10cm và lấp đất kín. Bón thúc lần 1 vào 20-25 ngày sau khi trồng với lượng 50% đạm + 30% kali; lần 2 vào 40-45 ngày sau khi trồng với 20% đạm + 50% kali. Sau khi bón phân, tưới nước ngay để cây dễ hấp thụ.
Xới đất thường xuyên để cây và củ dễ phát triển. Thường xuyên giữ ẩm cho khoai, không tưới quá nhiều, có mưa lớn cần thoát nước ngay.
Phòng trừ sâu bệnh
Có 2 loài làm giảm chất lượng khoai là bệnh ghẻ và bọ hà. Phòng trừ bệnh ghẻ bằng cách sử dụng nguồn giống sạch bệnh. Khi phát hiện ổ bệnh có thể dùng Score 250ND (0,3 -0,5lít/ha); Anvil 5-10EC (0,3-0,5lít/ha) để phun.
Bọ hà gây hại khoai tươi ngoài ruộng và trong kho, tỷ lệ gây hại khá lớn. Phòng trừ bằng cách loại bỏ củ đã bị nhiễm bệnh trước khi đưa vào kho bảo quản. Có thể dùng Vicarp 95BHN hoặc Padan 95SP phun xịt định kỳ 10 ngày/lần.
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...