Chữa “bệnh” ngô huyết dụ
Hiện tượng này thường xẩy ra trên những ruộng ngô được trồng đi, trồng lại nhiều năm, nhiều vụ, trên các loại đất xấu, đất bạc màu, nghèo chất hữu cơ, nghèo lân mà nguyên nhân chính là thiếu lân. Sự thiếu lân thường xẩy ra vào thời kỳ ngô mới gieo được 20-30 ngày, tức là thời kỳ cây con. Vào đầu vụ, nhất là vụ ngô đông khi nhiệt độ xuống thấp, đất khô hoặc quá ẩm, rễ bị bó, các rễ kém phát triển nên không hấp thụ được lân dễ tiêu trong đất, dẫn đến cây ngô sinh trưởng kém, cây nhỏ, còi cọc.
Các triệu chứng điển hình đầu tiên xuất hiện lá màu đỏ tím, cây mọc thẳng, gầy, yếu. Tiếp theo là gốc ngô sẽ tím đen mà nhiều người thường gọi là ngô chân chì. Nếu bị nặng hoặc không được bón bổ sung, chăm sóc kịp thời thì cây sẽ cho bắp nhỏ, méo mó, ít hạt và hạt lép, năng suất thấp, chất lượng bắp kém. Hiện tượng thiếu lân đôi khi xẩy ra trên đất phèn, đất trũng, khó thoát nước.
Biện pháp khắc phục trước mắt là nên bón bổ sung các loại phân có hàm lượng lân dễ tiêu cao như DAP (18-46-0), (20-20-0) hay các loại phân NPK khác; đặc biệt là phân supe lân lâm thao, là loại dễ tiêu, nhanh tan, cây nhanh hấp thụ hơn các loại khác. Có thể hoà phân lân để tưới vào gốc thì khắc phục được hiện tượng này.
Chú ý khi trồng ngô cần bón đủ lượng và cân đối các nguyên tố khác thì mới phát huy hiệu quả của các loại phân. Lượng phân bón lót cho 1 ha ngô như sau: 10 tấn phân chuồng hoai mục, 200kg NPK loại 16-16-8 hoặc 200kg urê, 400kg supe lân, 150kg KCl và 300kg DAP. Bón lót toàn bộ phân chuồng và lân trước khi gieo. Vụ đông trên đất lúa nên giữ lại 1/2 lượng phân lân để tưới lúc ngô xuất hiện hiện tượng lá huyết dụ.
Lượng phân còn lại chia làm 2 lần để bón thúc. Bón thúc lần thứ nhất lúc ngô có 3-4 lá với 1/2 đạm + 1/2 kali; Thúc lần 2 khi ngô có 7-9 lá, bón nốt số phân còn lại. Khi bón thúc lần 1 nên cuốc thành rãnh cách hàng ngô 5-10 cm, sâu 5 cm, rải phân đều rồi lấp lại.
Trên những chân ruộng thấp cần san phẳng, lên luống cao và xẻ các mương thoát nước để tránh úng ngập, nhất là sau các đợt mưa to. Thường xuyên xới xáo, làm sạch cỏ để tăng độ tơi xốp, thông thoáng giúp cho các vi sinh vật có ích trong đất dễ dàng hoạt động, bộ rễ hút thu dinh dưỡng được tốt hơn. Đối với những chân đất phèn, đất chua cần bón vôi bột với khối lượng từ 1-1,5 tấn/ha trong khi làm đất để tăng độ pH lên nhằm cải tạo lý tính cho đất, giúp cho việc giải phóng lân ra khỏi keo đất dễ hơn.
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...