Ươm giống mía bằng hom 1 mắt mầm
Tuy nhiên, cũng do nắng hạn mà nhiều diện tích mía giống đã bị chết khô dẫn đến tình trạng thiếu mía giống trầm trọng. Nhiều hộ gia đình không đủ giống hoặc không thể mua nổi giống để trồng vì giá cao gấp 3-4 lần bình thường. Nhằm đảm bảo có đủ giống tốt để trồng kịp thời vụ với chi phí giá thành hạ, chúng tôi giới thiệu kỹ thuật ươm giống mía bằng hom 1 mắt mầm của Công ty Cổ phần Đường Bình Định để bà con các nơi tham khảo, áp dụng. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị nguyên vật liệu: Dung dịch thuốc sát trùng, chống nấm (Carbenzim 50WP, Daconil hoặc Viben C pha nồng độ 3-5/1.000) và thuốc kích thích ra rễ, nẩy mầm (NAA pha nồng độ 100ppm hoặc Atomik pha nồng độ 3/1.000). Bầu Nilon (kích thước 10 x 15cm) có 2 lỗ thủng ở đáy để dễ thoát nước được đóng đầy giá thể bao gồm 70-80% đất phù sa, đất mặt tơi xốp + 20-30% phân chuồng hoai mục và khoảng 1% phân lân supe. Vườn ươm thoát nước tốt, khuất gió, có giàn che 50-70% ánh sáng trực xạ bằng lưới nilon tản nhiệt màu đen của Trung Quốc.
- Cách tiến hành: Chọn những cây mía giống bánh tẻ, khoẻ mạnh 6-8 tháng tuổi, dùng dao sắc hoặc cưa các đoạn hom thân dài 5-7cm, có 1 mầm mắt ở giữa (chú ý đánh dấu để tránh nhầm lẫn phía ngọn và phía gốc khi ươm hom trong bầu). Nhúng ướt 2 đầu hom vào dung dịch thuốc chống nấm rồi để khô tự nhiên trong bóng râm khoảng 1 giờ trước khi ươm. Cắm phía gốc hom sâu 3-4cm vào bầu đất, tưới đủ ẩm khoảng 70-80%, xếp thành luống trong vườn ươm có mái che. Nhờ có chất kích thích ra rễ và thúc mầm nên hom mía nẩy mầm sớm và đều, khoẻ mạnh. Sau khi mía có 2-3 lá, dỡ bỏ mái che, tiếp tục chăm sóc (đảm bảo độ ẩm và ánh sáng thích hợp) đến khoảng 2 tháng, khi cây có 5-6 lá, cao 50-60cm đem trồng ra ruộng hoặc xuất bán.
Theo các KS. Phạm Ngọc Liễn và Lê Bá Khương, thành công của phương pháp ươm giống mía bằng hom 1 mắt mầm tại Cty CP Đường Bình Định cho thấy kết quả hơn hẳn mía trồng bằng hom bình thường 2-3 mắt mầm, cây sinh trưởng khoẻ, phát triển nhanh (kịp hoặc vượt so với trồng hom trực tiếp) nên vẫn đảm bảo tính thời vụ hiện đang được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh áp dụng rộng rãi. Phương pháp này dễ làm, ai cũng có thể làm được, tiết kiệm được 1/3 lượng giống so với trồng bằng hom thân bình thường.
http://tintuc.xalo.vn
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...