Kỹ thuật trồng cỏ chất lượng cao
Với bà con chăn nuôi bò sữa, cỏ quý như vàng, nuôi bò mà không có cỏ thì dễ thất bại. Tuy nhiên, không phải tất cả các giống cỏ đều có chất lượng tốt như nhau. Trồng giống cỏ nào là tốt nhất và tối ưu hóa lợi nhuận từ một đơn vị diện tích đất trồng cỏ là một kỹ thuật mà người chăn nuôi phải nhắm đến.
Các loại cỏ và ưu thế dinh dưỡng
Trong chăn nuôi bò sữa, việc cho bò ăn cỏ có chất lượng cao sẽ giúp tăng sản lượng, giảm giá thành sản xuất sữa và tăng sức khỏe đàn bò. Theo chân con bò sữa, nhiều loại cỏ đã được du nhập vào nước ta để trồng và phục vụ cho việc cung cấp thức ăn cho các nàng bò. Đầu tiên là cỏ voi, tiếp theo là cỏ sả và bây giờ là cỏ Mulato. Cỏ voi, nhờ lợi thế là được du nhập trước tiên, và cùng phát triển qua một thời gian dài với nghề chăn nuôi bò sữa nên rất được nhiều bà con nông dân trồng phổ biến hiện nay. Cỏ sả cũng được nhiều người trồng nhưng kém được ưa chuộng do kén đất và đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Từ năm 1996, FrieslandCampina VN (với các nhãn hiệu nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, YoMost, Friso, Fristi…) đã thực hiện việc ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với các hộ nông dân và tiến hành chương trình Phát triển ngành sữa nhằm giúp nông dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững. Trong gần 15 năm qua, công ty đã đầu tư hơn 10 triệu đôla Mỹ cho các hoạt động: xây dựng 4 trung tâm làm lạnh, 41 điểm thu mua, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng đội ngũ khuyến nông với hơn 70 người để hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi bò. Ngoài ra, chương trình luôn khuyến khích người nông dân sản xuất sữa chất lượng tốt thông qua chính sách trả tiền theo chất lượng sữa. |
Cỏ Mulato là giống cỏ tương đối mới đã được trại bò sữa kiểu mẫu FrieslandCampina Việt
Kỹ thuật trồng cỏ
Trồng cỏ cũng giống như trồng các loại cây trồng khác, phải qua rất nhiều khâu như: chuẩn bị đất, phân bón, giống, chăm sóc và cuối cùng là thu hoạch đúng cách; và khâu nào cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải cần mẫn và kỹ lưỡng. Cỏ Mulato có thể được trồng quanh năm tuy nhiên nếu trồng vào đầu mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước. Khâu chuẩn bị đất, cần lưu ý cày sâu, bừa kỹ và dọn sạch cỏ… dại. Có thể rạch hàng hoặc lên liếp đối với vùng đất trũng, để xuống giống. Bón phân kết hợp phân chuồng và phân vô cơ (urê, kali và lân) để bón lót và bón thúc. Lượng phân bón tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất và có thể sử dụng thêm vôi bột bón cho đất có độ phèn cao để trung hòa.
Cách trồng phụ thuộc vào việc sử dụng hạt hay dùng gốc cỏ khỏe mạnh để làm giống, nếu trồng bằng hạt thì sau khi xuống giống nên phủ một lớp đất mỏng bên trên. Trồng bằng gốc thì giữa các bụi cỏ cần có khoảng cách hợp lý để không phí đất nhưng cũng tạo điều kiện tốt nhất để cỏ quang hợp và phát triên tốt. Lứa cỏ đầu tiên có thể cắt sau khoảng 50 – 55 ngày xuống giống, khi đó cỏ có độ cao khoảng 1 mét. Sau đó mỗi lứa cách nhau khoảng 45 ngày và cứ tiếp tục như vậy trong vòng 3 năm thì trồng cỏ mới.
Nguồn (Theo tài liệu tập huấn chăn nuôi bò sữa của FrieslandCampina VN)
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...