Chăm sóc hoa phong lan
Trả lời: Theo anh Trần Tuấn Anh, chủ vườn phong lan lớn nhất TP.Hà Nội thì người chơi lan phải tìm hiểu nguồn gốc của giò lan mình mua từ đâu để biết được tiểu khí hậu của vùng đó mà có chế độ ánh sáng, độ ẩm, chăm sóc cho phù hợp thì cây mới sinh trưởng tốt, ra hoa đẹp.
Về chế độ ánh sáng: Vì bác không cho biết là 5 cành phong lan của bác thuộc loài gì để có khuyến cáo cụ thể, do đó chúng tôi nêu kinh nghiệm của anh Trần Tuấn Anh về chế độ ánh sáng cho một số loài phong lan chủ yếu đang được nuôi trồng ở các tỉnh vùng đồng bằng có nguồn gốc từ lan rừng đưa lại hiệu quả kinh tế cao như:
Phong lan kiều vàng thường ra hoa vào mùa xuân. Thời gian nở hoa khoảng 15 ngày, có hương thơm, dễ nuôi trồng, chịu nắng khá, đòi hỏi độ ẩm tương đối cao, ánh sáng khoảng 75%.
Hoàng thảo kiều vàng là loại phong lan rất đẹp trong dòng hoàng thảo, hoa nở thành từng chùm vào mùa xuân, cánh trắng nhị vàng, độ bền hoa khoảng 15 ngày. Độ ẩm thích hợp cho cây phát triển và nở hoa là 60%, ánh sáng thích hợp 75%.
Hoàng thảo kim điệp cũng thuộc dòng hoàng thảo sống ở các vùng rừng núi phía bắc, hoa màu vàng tươi, nở từng bông dọc theo thân cây. Hoa nở vào mùa xuân, độ bền hoa khoảng 20 ngày, rất thơm. Mỗi năm nở hoa một lần. Độ ẩm thích hợp là 75%, ánh sáng thích hợp 70%.
Phong lan phượng vĩ có cánh và màu hoa giống hoa phượng vĩ, đỏ rực, có hương thơm, độ bền từ 40-50 ngày, nở vào mùa hè, độ ẩm thích hợp từ 60-70%. Hoa rất ưa ánh sáng, có thể chịu đựng ánh sáng hoàn toàn 100%, vì vậy khi trồng nên đặt hoa ở chỗ có thể đón ánh sáng mặt trời trực tiếp để hoa nở đẹp.
Thanh hạc nằm trong dòng hoàng thảo thường nở vào mùa xuân hè, cánh hoa có màu xanh lục, nhị màu đỏ, trông rất lạ mắt. Độ bền hoa từ 40-50 ngày. Độ ẩm thích hợp 75%, ánh sáng thích hợp dưới 75%.
Phong lan tai trâu có hoa nhỏ và thơm, chùm hoa sai, lá rất dày, thường nở vào đầu xuân nên còn có tên là lan nghên xuân. Cây ưa ánh sáng 60%, độ ẩm dưới tán 60-70%. Để trồng tốt được các loại lan rừng điều quan trọng nhất là phải để đúng với điều kiện của hoa như ở trong rừng, đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.
Về tưới nước: Lan rất cần nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng và chết, nụ có thể rụng trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối ngọn nhất là với các giống lan có lá mọc đứng, sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Dùng nước sạch để tưới cho lan, không dùng nước bẩn, nước nhiễm phèn, mặn dễ làm cây còi cọc, chậm lớn và dễ chết. Chỉ nên tưới đủ ẩm cho lan và tưới vào những lúc sáng sớm, chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa nắng nóng.
Về phân bón: Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón qua lá dùng cho cây cảnh, đặc biệt là dùng bón cho phong lan như Grrowmore, Orchid, HVP, Việt Hà Ferti, Đầu trâu 501, 701 và 901 hoặc 009 v.v… Chú ý không phun trực tiếp lên các giò hoa đang nở để tránh cháy cánh hoa, làm thối rụng hoa.
Các bài viết khác...
- - Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất địa lan hoa vàng
- - Kinh nghiệm để Lan sau trồng phục hồi, phát triển nhanh và chống chịu được nấm bệnh
- - Kỹ Thuật Trồng LAN
- - Cách ghép cây hoa hồng
- - Bạch Mai – loài cây quý hiếm
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Nhân giống Lan Hồ Điệp lai bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
- - Xử lý cây mai sau Tết
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Chỉ với 1.300m2 trồng lan cho thu nhập 300 triệu đồng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...