Một số biện pháp kỹ thuật trồng bonsai

1. CẮT RỄ * Khi sang chậu, cắt rễ cây để hãm cây tăng trưởng và tạo được một bộ rễ sạch và mạnh khỏe. * Cây càng già thì càng phải cắt ít bộ rễ.

alt* Đối với cây còn non, cắt khoảng 1/3 bộ rễ; đối với cây già, cắt 2 - 3cm.  

alt

2. TỈA CÀNH VÀ CHỒI  

alt* Hằng năm, tỉa cành để tạo bộ khung đẹp.

* Tỉa chồi trong suốt quá trình cây sinh trưởng. 

3. TỈA LÁ  

alt* Cuối mùa xuân, tỉa lá một số cây có lá lớn như cây thích (érable), cây dẻ (châtaignier)... và một số cây trang trí nội thất như cây sung (ficus). Biện pháp này nhằm vặt tất cả lá và tái tạo một lớp lá thứ hai - một mùa xuân nhân tạo thứ hai - sinh ra lá có kích thước nhỏ.

* Tỉa lá 2 năm 1 lần vì biện pháp này làm kiệt cây.  

alt 2.jpg
alt alt
alt alt

alt alt

4. QUẤN DÂY  

Quấn dây vào thân và cành cây để tạo hướng cho dáng cây. Sau vài tuần hay vài tháng, tùy trường hợp, không quấn dây nữa hay tiếp tục quấn lại. Tốt hơn là dùng dây đồng hay đồng thau thay vì  dây nhôm hay dây thép.

5. TỈA TẠO DÁNG

Tỉa các cành lớn thiếu thẩm mỹ hay vô ích và tạo những đường nét đẹp.  

alt alt
alt alt
alt alt
 
      
MỘT CÂY SỒI TẠO DÁNG THEO KIỂU NEJIKAN

6. TỈA CHỒI

Trong suốt thời kỳ tăng trưởng, tỉa đều những chồi mới trong năm để tạo giữ hình dáng và tỷ lệ các cành thứ cấp và cuối cùng.

Thí dụ: Cây Zelkova serrata tạo theo kiểu dáng Hokidachi từ hạt giống hay cành giâm. Thời gian hình thành tối thiểu: từ 5 đến 10 năm.

                       7. NHỮNG BIỆN PHÁP KHÁC ĐỂ TẠO DÁNG

Treo tạm thời những khối nặng, dùng kẹp, nẹp, dây néo v.v... giúp định hướng cây theo kiểu dáng mong muốn.

8. TRỒNG CÂY TRÊN ĐÁ

Thời gian trồng cây trên đá kéo dài trong nhiều năm.  











11. KIỂU SEKIJOJU



* CÂY CÓ RỄ MỌC TRÊN ĐÁ  

* CHẬU ĐỤC LỖ

12. KIỂU ISHITSUKI

* TƯỢNG TRƯNG HÒN ĐẢO GIỮA BIỂN KHƠI

* CHẬU KHÔNG ĐỤC LỖ ĐỂ CHỨA NƯỚC

* CÂY NHIỀU LOẠI KHÁC NHAU TRỒNG TRONG HỐC ĐÁ

KS. NGUYỄN HỮU TRANH

Sở khoa học, công nghệ và môi trường Lâm Đồng

       Lược dịch theo Bonsai, guide pratique                 của Rémy Samson