Trồng đào cảnh sau Tết
Nhân giống
Đào cảnh có hai giống chính là đào phai, hoa to, mau tàn, màu phớt hồng, giá bán bình dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng. Đào bích hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, lâu tàn, hoa màu đỏ cờ, có giá trị cao, thích hợp với nhu cầu cao ở thành phố, thị xã, khu đô thị...
Đào cảnh được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả.
Tháng 6-7 hạt đào ăn quả các loại được thu gom, nhặt sạch, phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đến tháng 11 đem gieo, trước khi gieo hạt được xử lí ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủ trong cát 30-40 ngày đến nứt nanh. Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: Hạt cách hạt 3-4cm, cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng 1-2cm lên trên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới đủ ấm cho hạt mọc mầm đều, khoảng 15-20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn hoặc đa phôi có thể cho ta 1-4 cây đào con. Khi cây đào con ra lá non màu trắng như rau giá đậu xanh (nếu để lá thật có màu xanh mới nhổ cấy thì tỷ lệ chết rất cao) cần nhổ cấy ngay vào bầu nilon kích thước 5x10cm, thủng hai đầu với giá thể là bùn ao ải 70%+30% là phân chuồng hoai mục. Chăm sóc cây con trong bầu khoảng 3-40 ngày, cây cao 15-20cm, có 5-6 lá thật đem cấy trong bầu to có kích thước 15x30cm, có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Trồng ra ruộng nhân giống, với khoảng cách 30-40cm/cây. Sau khi chăm sóc khoảng 5-6 tháng, cây con cao 70-80cm, đường kính thân 1-2cm là ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành được. Thời vụ ghép đào tốt nhất vào tháng 10-11 có tỷ lệ sống cao. Khi cây ghép có cành ghép mọc cao 50-60cm là đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất.
Trồng và chăm sóc
Lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, rãnh rộng 30cm theo hướng đông tây. Đào giống trồng ra ruộng sản xuất với khoảng cách: 1mx1cây. Các cây trên hai luống kề nhau được trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời. Chú ý Đào cảnh cần trồng nông vừa bằng cổ rễ và bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, năng xới xáo để đất luôn tơi xốp, đề phòng bệnh nghẹt rễ (đây là bệnh mà đào hay mắc phải vào mùa mưa).
Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360m2 trồng được khoảng 300 cây): Phân chuồng hoai mục 0,7-1 tấn; phân khoáng tốt nhất dùng phân tổng hợp NPK (5:10:3): 40-60kg cho hiệu quả kinh tế cao hoặc phân đạm, lân, kali đơn có hàm lượng nguyên chất tương đương phân NPK.
Bón thúc cho đào cách gốc 20-50cm vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 15-20 ngày/lần kết hợp với tưới đủ ẩm cho đào phát tán nhanh.
Tạo tán, tạo thế
Người chủ vườn đào phải hiểu biết được hình dáng các loại thế cây cơ bản mà mình định tạo qua học hỏi ở tài liệu, kinh nghiệm thực tế. Ví dụ: Thế long giáng có hình con rồng xà xuống mặt đất; thế phu thê: hai cành cấp 1 quấn quít lấy nhau; thế quần tụ: tán cao (biểu tượng của cha) tạo bởi thân chính, cao; các tán phụ (biểu tượng của con, cháu) bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ... Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần, kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Thế càng phức tạp, tốn nhiều thời gian và công phu sẽ có giá trị cao, thu nhập lớn.
Xử lý nở hoa đúng dịp Tết
Đây là một bí quyết riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, tay nghề của từng người và là khâu quyết định thành, bại của nghề trồng đào cảnh.
Nói chung có một số biện pháp kỹ thuật dùng đơn điệu hoặc phối hợp với nhau như sau, vào tháng 10-11 (tuỳ từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để áp dụng) có thể:
- Không bón phân, tưới nước muộn (từ tháng 10 trở đi).
- Tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hoá học, thường dùng Ethreel (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) 4-5 lọ (20-25ml)/10 lít nước, phun ướt đều tán sau 7-10 ngày lá rụng hết.
- Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi tán cây, ức chế quá trình sinh trưởng thân lá, kích thích quá trình phát triển ra nụ, ra hoa sau đó 50-60 ngày.
- Nếu rét đậm kéo đài (nhiệt độ <100C) quá 7 ngày thì hầu hết nụ đài bích sẽ bị toe nên ta phải sưởi ấm bằng cách thắp bóng điện hoặc phun nước ấm bổ sung 5-6 lần/ngày để duy trì nụ kịp nở đúng thời gian đã định.
- Có thể tạo dáng cổ kính cho cành đào bằng cách khắc vẩy trên thân cành tuỳ theo nhu cầu thị hiếu của từng địa phương.
Phòng trừ sâu, bệnh
- Nhện đỏ làm vàng rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc sau: Sokupi 0,36 AS; Đanitol 10EC; Pegasus 500EC; Regent 800WG; Conphai 10WP; Sutin 5EC.
Trị bệnh lở cổ rễ, đốm lá bằng thuốc Anpine 80WP; Anvil 10EC; Carbenzim 50WP.
Các bài viết khác...
- - Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất địa lan hoa vàng
- - Kinh nghiệm để Lan sau trồng phục hồi, phát triển nhanh và chống chịu được nấm bệnh
- - Kỹ Thuật Trồng LAN
- - Cách ghép cây hoa hồng
- - Bạch Mai – loài cây quý hiếm
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Nhân giống Lan Hồ Điệp lai bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
- - Xử lý cây mai sau Tết
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Chỉ với 1.300m2 trồng lan cho thu nhập 300 triệu đồng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...