Cách phòng trị rệp bông hại phong lan
Huỳnh Văn Sáu (Long Thành, Đồng Nai)
Và một vài bạn ở Vĩnh Long, Tiền Giang
Trả lời: Qua mô tả chúng tôi thấy hiện tượng ở vườn lan nhà các bạn rất giống một vài vườn lan mà chúng tôi đã có dịp quan sát ở Gò Vấp (Tp. Hồ Chí Minh). Nếu đúng vậy thì vườn lan nhà các bạn đang bị rệp bông gây hại. Lòai rệp này có tên khoa học là Planococcus lilacinus (còn gọi là rệp sáp gỉa, hay rệp sáp phấn...) là một lọai sâu đa thực, ngòai cây lan chúng còn gây hại trên rất nhiều lọai cây trồng khác nhất là một số lọai cây ăn trái như cam, quýt, ổi, nhãn, na, sapô, chôm chôm, mận…
Cơ thể của rệp có hình bầu dục, con cái có chiều dàikhỏang 2,5-4 ly, chiều rộng khỏang 0,7-3 ly, xung quanh cơ thể có tua sáp, mầu trắng như bông gòn. Con cái bám chặt vào những bộ phận non của cây hút nhựa và có khả năng đẻ hàng trăm qủa trứng nhỏ ly ty ở ngay dưới bụng. Khi mới nở rệp non có chân để phân tán ra xung quanh, sau đó chân bị thóai hóa dần và chúng bám dính ở một chỗ thích hợp (thường là mặt sau của lá, ở các đọt non, cuống hoa...) để chích hút nhựa của cây cho đến khi trưởng thành. Cũng giống như một số lòai rầy rệp khác, phân của lòai rệp này thải ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có chất đường mật, chính chất đường mật này lại là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển, vì thế chỗ nào có rệp sinh sống là chỗ đó có phủ một lớp mầu đen như bồ hóng bếp (như các bạn đã thấy). Nếu mật số rệp cao, chích hút nhiều sẽ làm cho cây lan mất nhiều dinh dưỡng dẫn đến ngưng phát triển, lá sẽ chuyển dần sang mầu vàng. Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời cây lan có thể bị khô héo và chết.
Để hạn chế tác hại của rệp các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:
- Không nên treo các chậu lan bên dưới tán của một số lọai cây ăn trái, nhất là những cây thường hay bị rệp gây hại nặng như đã nói ở phần trên.
- Hàng ngày khi tưới, chăm sóc cho cây lan nên quan sát kỹ nếu thấy con rệp nào thì bắt giết ngay con rệp đó, sẽ hạn chế được mật số rệp ở các thế hệ sau.
- Nếu mật số rệp cao không thể dùng biện pháp bắt giết bằng tay thì các bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP, Mospilan... phun trực tiếp vào chỗ có rệp đu bám, nếu có thể được trước khi phun thuốc nên phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài, khi xịt thuốc dễ tiếp xúc với cơ thể của rệp, hiệu qủa diệt rệp của thuốc sẽ cao hơn. Về liều lượng và cách xử dụng thuốc các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên vỏ bao bì. Sau khi phun xịt khoảng 7-10 ngày nếu thấy vẫn còn rệp nên phun tiếp lần hai. Chỗ nào bị nấm bồ hóng chịu khó dùng giẻ ướt lau rửa kỹ, lá sẽ sạch trở lại. Sau khi phun thuốc diệt rệp nên tăng cường phun bón thêm phân qua lá để “bồi dưỡng” sức cho cây lan.
- Lưu ý nên phun xa cữ tưới để thuốc không bị nước rửa trôi. Nếu giàn lan ở gần chỗ ở thì trước khi phun xịt thuốc nên che chắn kỹ để thuốc không bay rộng ra xung quanh.
Các bài viết khác...
- - Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất địa lan hoa vàng
- - Kinh nghiệm để Lan sau trồng phục hồi, phát triển nhanh và chống chịu được nấm bệnh
- - Kỹ Thuật Trồng LAN
- - Cách ghép cây hoa hồng
- - Bạch Mai – loài cây quý hiếm
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Nhân giống Lan Hồ Điệp lai bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
- - Xử lý cây mai sau Tết
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Chỉ với 1.300m2 trồng lan cho thu nhập 300 triệu đồng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...