Cách phòng trị nhện đỏ hại cây huệ
Lâm Quang Vinh (Bến Lức, Long An)
Và một vài bạn ở Long Thành, Đồng Nai)
Trả lời: Huệ là một cây trồng cho thu nhập khá cao so với cây lúa, nên gần đây được nhiều bà con thích trồng. Tuy nhiên như các bạn đã biết, cây huệ thường hay bị nhện đỏ gây hại, đôi khi rất trầm trọng, làm thất thu rất lớn cho người trồng. Đây cũng là một trong những lý do làm cho người chưa có kinh nghiệm không dám trồng lọai cây này.
Nhện đỏ hại cây huệ có một đặc điểm là nằm ở mặt dưới của lá huệ, mà lá huệ lại nằm ở dưới thấp nên rất khó cho việc đưa vòi xịt thuốc xuống bên dưới để xịt ướt mặt dưới của lá huệ (nơi nhện đang bu bám). Vì thế việc phun xịt thuốc hóa học để diệt trừ nhện thường cho hiệu qủa không cao, đặc biệt nhên đỏ lại là một đối tượng dịch hại có khả năng kháng thuốc rất nhanh, nên nếu không thận trọng nhện sẽ gây hại nặng hơn.
Để diệt trừ nhện những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trồng huệ thường ít dùng thuốc hóa học mà họ thường dùng biện pháp tạt té nước kết hợp với việc tưới nước cho cây. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn kinh nghiệm của anh Nguyễn Hữu Tài, một nông dân đã có nhiều năm trồng huệ ở xã Long An, Châu Thành, Tiền Giang để các bạn tham khảo và áp dụng thử.
Trao đổi với chúng tôi anh Tài cho biết: cây huệ là cây đòi hỏi phải được tưới nước, qua nhiều năm trồng huệ anh thấy nếu tưới nước cho huệ bằng cách dùng tô, chậu nhỏ múc tạt nước từ dưới rãnh tạt ngược lên trên cây huệ thì ngòai việc cung cấp nước cho cây huệ, nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá huệ làm cho nhện đỏ bị rửa trôi. Chính vì thế anh không tưới huệ bằng máy bơm nước vì hạt nước rơi xuống mạnh dễ làm rập gẫy lá huệ, mà anh cũng không tưới bằng bình tưới có vòi hoa sen, vì cả phương pháp tưới bằng máy và tưới bằng vòi hoa sen chỉ làm ướt mặt trên của lá huệ mà không rửa trôi được nhện đang nằm ở mặt dưới của lá.
Để áp dụng cách tưới này khi trồng huệ anh lên liếp (lên mô) trồng huệ rộng khỏang 1,2 mét, các liếp cách nhau bằng một cái rãnh rộng khỏang 0,4 mét để chứa nước cung cấp cho việc tạt, tưới huệ. Khi tưới chỉ việc lội dọc theo rãnh nước rồi dùng tô, chậu nhỏ tạt nước từ dưới rãnh lên cây huệ. Mặt khác anh không trồng huệ theo cụm tập trung ba, bốn củ vào một bụi mà anh trồng huệ theo từng cụm, mỗi cụm 3-4 củ dàn theo hàng ngang của liếp, để mỗi khi tạt té nước, nước ướt đều tất cả các lá của từng cây (do không lá nào bị che khuất).
Anh cho biết thêm trồng huệ phải tưới hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, nếu ruộng huệ có rầy lửa (nhện đỏ) thì phải tưới ngày 3-4 lần. Với mục đích trừ nhện nên ngày nào đã có mưa vào buổi sáng, mặc dù đã cung cấp đủ nước cho cây huệ nhưng đến chiều cũng vẫn phải tưới thêm một cữ. Anh nói ở đây bà con thường nói vui: “Trồng huệ phải siêng tưới, nếu làm biếng sẽ bị rầy (tức nhện đỏ)-anh giải thích chữ “rầy” ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa: một là bị rầy gây hại, hai là bị vợ la rầy. Với cách làm này ruộng huệ của gia đình anh luôn luôn khỏe mạnh, ít bị nhện đỏ gây hại. Cac bạn có thể áp dụng thử cách làm này cho ruộng huệ nhà mình. Chúc các bạn thành công.
Các bài viết khác...
- - Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất địa lan hoa vàng
- - Kinh nghiệm để Lan sau trồng phục hồi, phát triển nhanh và chống chịu được nấm bệnh
- - Kỹ Thuật Trồng LAN
- - Cách ghép cây hoa hồng
- - Bạch Mai – loài cây quý hiếm
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Nhân giống Lan Hồ Điệp lai bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
- - Xử lý cây mai sau Tết
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Chỉ với 1.300m2 trồng lan cho thu nhập 300 triệu đồng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...