Bệnh bồ hóng hại cây phong lan
Đào Văn Từ (Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh)
Và một vài bạn ở Đồng Nai
Trả lời: Qua mô tả và những tấm ảnh gửi kèm với thư của các bạn, chúng tôi cho rằng lá lan của các bạn bị phủ một lớp mầu đen như bồ hóng bếp là do nấm bồ hóng Capnodium sp. gây ra (ảnh IV-24). Chúng tôi đã gặp không ít những tay “chơi lan tài tử” do chưa có kinh nghiệm đã treo những “giò” lan dưới tán lá của cây ăn trái và cũng đã bị như lan của các bạn.
Trong thực tế có nhiều lọai cây ăn trái như cam, quýt, xòai, bưởi, sapô, táo, ổi...trong đó có cả cây mận (gioi) và cây nhãn thường rất hay bị các lòai rầy, rệp như rầy bông xòai, rệp bông, rệp dính, rệp sáp, rệp cam...gây hại, nhất là vào mùa khô. Phân của những lòai rầy, rệp này khi thải ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có đường, mật, chất đường mật này lại là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển. Mận và nhãn là hai cây thường bị rệp bông Planococcus sp. (còn gọi là rầy bông hay rệp sáp giả...) gây hại. Những chậu lan được treo ở phía dưới tán lá của hai lọai cây này không những không đảm bảo được yêu cầu về ánh sáng cho cây lan sinh trưởng và phát triển theo đúng yêu cầu của chúng (vì các bạn không thể điều khiển được tán cây để ánh sáng lọt vào bao nhiêu phần trăm như khi chúng tra làm giàn che) mà treo như vậy sẽ dễ dàng bị rệp bông lây nhiễm từ trên cây ăn trái xuống (các bạn nên nhớ rằng rệp bông cũng rất thích gây hại trên cây hoa lan). Như vậy cây lan của các bạn sẽ đón nhận phân của hai nguồn rệp: một từ trên cây mận, cây nhãn rơi xuống và một từ nguồn rệp từ ngay trên cây lan, vì thế nấm bồ hóng đã có điều kiện phát triển mạnh trên cây lan.
Thật ra nấm bồ hóng không gây hại trực tiếp cho cây lan vì chúng không hút chất dinh dưỡng trực tiếp từ cây lan, chúng chỉ “ăn” chất đường mật trong phân do rầy rệp thải ra rồi sinh sản thành các bào tử nấm mầu đen bám dính vào lá. Tuy nhiên khi chúng phát triển nhiều sẽ bao phủ hết bề mặt lá, ngăn cản qúa trình quang hợp của lá, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình sinh trưởng và phát triển của cây. Cùng lúc đó cộng với sự gây hại trực tiếp của rệp sẽ làm cho cây lan mất sức rất nhanh, còi cọc, ra bông nhỏ hoặc không ra bông.
Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
-Kiểm tra cây lan thường xuyên. Nếu thấy có rệp thì phun một trong các lọai thuốc như: Supracide 40EC; Suprathion 40EC; Applaud 10WP hoặc 25SC; Sec-Saigon 5EC; Sherbush 5ND/ 10ND hoặc 25ND; Mospilan 3EC hoặc 20SP; DC-Tron Plus 98,8EC...(cách sử dụng theo khuyến cáo).
Diệt nấm bồ hóng bằng cách phun xịt một trong các lọai thuốc như: Tigineb 80WP; Ramat 80WP; Zithaze Z 80WP; Kumulus 80DF; Zincopper 50WP; Vizincop 50BTN; Copper-zinc 80WP...(cách sử dụng theo khuyến cáo).
-Nếu có điều kiện nên dùng gỉe ướt rửa kỹ lớp bồ hóng trên lá.
-Sau khi diệt rệp và nấm bồ hóng nên tăng cường phun phân bón qua lá để tăng nhanh khả năng phục hồi cho cây lan.
-Phải thiết kế xây dựng một giàn lan riêng, cách xa những lọai cây ăn trái thường hay bị rầy rệp gây hại. Đồng thời cũng phải thường xuyên phun thuốc diệt trừ rầy rệp ở trên những cây ăn trái lân cận, tránh chúng lây lan sang cây lan.
Các bài viết khác...
- - Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất địa lan hoa vàng
- - Kinh nghiệm để Lan sau trồng phục hồi, phát triển nhanh và chống chịu được nấm bệnh
- - Kỹ Thuật Trồng LAN
- - Cách ghép cây hoa hồng
- - Bạch Mai – loài cây quý hiếm
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Nhân giống Lan Hồ Điệp lai bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
- - Xử lý cây mai sau Tết
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Chỉ với 1.300m2 trồng lan cho thu nhập 300 triệu đồng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...