Chăm sóc cây mai ghép
Chăm sóc mai ghép đòi hỏi cầu kỳ hơn mai thường. Xin giới thiệu với bà con một vài kinh nghiệm chăm sóc loại mai này.
Mai trắng phải ghép trên cao, tránh nhựa cây dẫn lên ngọn nhiều hơn các nhánh bên dưới. Lưu ý cắt bỏ hết nhánh từ thân cây mẹ (gốc ghép) để tập trung nuôi nhánh ghép.
Do cây còn nhỏ, các năm đầu có thể rụng trên 50% nụ, khi cây 2-3 năm tuổi trở lên, sẽ đậu nhiều hoa hơn. Các giống này cần chăm sóc đặc biệt. Tháng 9-10 âm lịch nên bón thúc thêm phân DAP hay phân tổng hợp NPK để kích thích ra hoa.
Đầu mùa mưa, bón phân bánh dầu miếng cho cây mai ra chồi. Nên bón loại phân hữu cơ Dynamic Lifter (Ôxtrâylia) để diệt hết mầm cỏ và tăng cường các nguyên tố vi lượng.
Gần Tết, bón thêm phân hóa học để cây ra nhiều hoa. Khi nụ gần nở bón thêm kali.
Mai ghép sau khi chơi qua mấy ngày Tết phải đem ra ngoài để vào chỗ râm mát, sau đó mới đem ra nắng. Cắt tỉa những đọt non quá dài, tạo dáng ngay cho cây được tròn trịa.
http://www.khoahocchonhanong.com.vn
Các bài viết khác...
- - Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất địa lan hoa vàng
- - Kinh nghiệm để Lan sau trồng phục hồi, phát triển nhanh và chống chịu được nấm bệnh
- - Kỹ Thuật Trồng LAN
- - Cách ghép cây hoa hồng
- - Bạch Mai – loài cây quý hiếm
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Nhân giống Lan Hồ Điệp lai bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
- - Xử lý cây mai sau Tết
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Chỉ với 1.300m2 trồng lan cho thu nhập 300 triệu đồng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...