Xử lý cây mai sau Tết
Lượng mai Tết cung cấp cho thị trường các thành phố hằng năm thường có sự đóng góp không nhỏ của những nhà vườn ngoại thành. Ở thành phố Cần Thơ, các nhà vườn thuộc khu vực Cái Sơn – Hàng Bàng, đã mang đến cho người chơi kiểng một lượng mai đáng kể vào những phiên chợ hoa mỗi dịp xuân về. Để có những cây mai đẹp, cho hoa đúng dịp Tết, người trồng cây phải lao động cật lực cả năm trời; mà người chơi mai, mấy ai nào đã hiểu hết.
Mồng 6 Tết, tôi đến thăm một nhà vườn trồng mai ngoại thành TP Cần Thơ. Đây là vườn mai của đôi vợ chồng giáo viên đã về hưu. Họ chỉ có vỏn vẹn vài công đất. Nếu trồng cây ăn quả, chắc chỉ có trái để ăn, chứ bán buôn thì đáng kể gì. Nhưng nhờ chọn cây mai làm đối tượng chính của nghiệp làm vườn mà hàng năm mỗi dịp chợ hoa xuân, họ cũng bán ra được cả trăm chậu mai bonsai, loại từ vài trăm đến năm bảy trăm ngàn một chậu. Tiền bán mai thu về cũng được vài chục triệu/năm. Có năm bán tất cũng thu được gần trăm triệu. Thu nhập này gợi mở một hướng làm kinh tế đáng khích lệ, cho những ai không có nhiều đất làm vườn như trường hợp của đôi vợ chồng cô Võ Kim Thanh và thầy An Bằng Đung.
Để có được những cây mai đẹp, giá bán cao mỗi dịp xuân về, đòi hỏi người làm vườn phải mất nhiều thời gian và công chăm sóc. Nhìn họ bán mai trong những ngày giáp Tết và số tiền thu về, khách hàng cứ ngỡ đây là một công việc dễ dàng “hốt bạc”; nhưng ngay những ngày đầu năm, những ngày còn trong Tết, họ đã phải bắt đầu chuẩn bị cho những vụ mai năm sau. Thì ra, lao động nào cũng đòi hỏi sự nghiêm túc, cật lực và tính chuyên nghiệp của nó.
Thầy An Bằng Đung, chủ cơ sở mai tâm sự: “Nghề trồng mai, như anh thấy đó, cực dữ lắm. Những cây mai sau một năm vô chậu nhưng bán không được, đặc biệt là những cây mai đã ra hoa trong dịp xuân về, cần phải được xử lí lại ngay. Có như vậy, cây mới kịp cho hoa vào năm tới”.
Xử lí lại là như thế nào? – Thầy cho biết, trước hết là công việc cắt cành, lặt bông. Muốn cho cây mai năm sau có bông sung mãn hơn, chủ vườn phải chịu khó lặt bỏ hết từng bông, nụ cho trái. Có như vậy, cây mai không bị mất sức, nhanh chóng hồi phục trở lại. Nếu cây mai chưa có dáng đẹp cân đối thì phải cắt cành, cho cây đâm tược, tạo cành, chi mới. Ngoài ra, cũng phải thay đất, bón phân mới. Đất cho cây mai trồng chậu, sau một năm coi như đã hết dưỡng chất; vì vậy, nhà vườn phải nhổ mai lên để thay phần đất mới. Công việc này tưởng dễ, nhưng nếu không khéo có thể dẫn đến chết mai. Đến đây, coi như phần lao động thời vụ, khẩn trương, tỉ mỉ trong những ngày đầu năm của nhà vườn mới hoàn thành bước đầu.
Cô Thanh cho biết: “Chọn nghề trồng mai, tuy rất cực và vất vả; nhưng cây mai ngoài sắc vàng rực rỡ, còn cái hương mai quyến rũ lắm. Vợ chồng chúng tôi trồng mai nhiều năm, riết rồi cũng “nghiện” cái mùi hương của mai”. Qua đó, họ đã nhận ra “cái hồn của mai là hương”. Thì ra, không phải loài hoa nào cũng “hữu sắc vô hương” như nhiều người vẫn nghĩ. Thế mới biết để thành công, người trồng mai không chỉ thuần một mục đích kinh doanh, mà cần phải có cả cái tâm đối với loài hoa. |
Khi cây mai đã bén rễ, đâm tược, không có nghĩa là mọi việc trồng mai đã xong. Cây mai vốn có đặc tính chịu nắng, sương mới phát triển tốt. Vì thế, nếu dưỡng mai theo kiểu để vào chỗ râm mát cho đỡ tưới nước, như nhiều người thường làm, thì cây sẽ không phát triển, có thể dẫn tới hiện tượng thối rễ, suy cành, cây khó khỏe mạnh được. Tuy nhiên, nếu để ở ngoài trảng nắng cho mai tốt, đòi hỏi nhà vườn phải chịu khó theo dõi tưới nước mỗi ngày. Cây mai bị nắng, mất nước một vài ngày lại là một mối lo khác.
Mai cũng rất khó tính với thời tiết. Mưa, lạnh làm cây khó phát triển. Lá mai dị ứng với nước mưa. Vì thế, sau đêm mưa, nhà vườn phải chịu khó tưới nước để tránh hiện tượng cháy lá. Còn gần dịp trổ bông lại gặp thời tiết lạnh, thì bông sẽ nín lại, không nở.
Việc chăm sóc chu đáo trong cả năm mới đảm bảo cho sự thành công bước đầu của cây mai kiểng. Tuy nhiên, việc xử lí mai ra hoa đúng ngày Tết lại là một yêu cầu hết sức quan trọng. Cây mai đẹp nhưng không ra bông đúng dịp Tết, chắc chắn sẽ mất giá đi rất nhiều. Có thể những cây mai này phải chịu rớt giá hoặc nằm lại vườn chờ năm sau. Đó là lí do mà có năm, nhiều nhà vườn và người buôn mai phải thua lỗ. Tất nhiên, những cây ra bông không đúng dịp Tết cũng không phải bỏ đi như các loại hoa khác, nhưng mất công chăm sóc lại từ đầu. Có thể có được một an ủi là hi vọng năm sau cây mai đó sẽ bán được cao giá hơn.
Ngoài ra, để có mai bán mỗi năm nhà vườn còn phải chuẩn bị cây con trồng dự trữ. Công việc này đòi hỏi cũng phải làm thường xuyên. Ra ngoài Tết, nhà vườn thường phải ương hạt hoặc tìm đến những địa điểm chuyên sản xuất cây mai con giống, như Chợ Lách, Tân Phước, để mua trồng lại khắp vườn, nhằm tạo nguồn kiểng mới cho các năm sau.
Nguồn www.nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất địa lan hoa vàng
- - Kinh nghiệm để Lan sau trồng phục hồi, phát triển nhanh và chống chịu được nấm bệnh
- - Kỹ Thuật Trồng LAN
- - Cách ghép cây hoa hồng
- - Bạch Mai – loài cây quý hiếm
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Nhân giống Lan Hồ Điệp lai bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Chỉ với 1.300m2 trồng lan cho thu nhập 300 triệu đồng
- - Chăm sóc cây mai ghép
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...