Nhân giống Lan Hồ Điệp lai bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
Vi nhân giống là một phần quan trọng của ngành nhân giống thực vật. Song việc ứng dụng vi nhân giống theo phương pháp cổ truyền trên môi trường thạch và lỏng đều bị giới hạn, thất thoát do nhiễm vi khuẩn và nấm, mô thực vật chết do hiện tượng trương nước, thủy tinh thể... Bởi vậy,Thạc sĩ Cung Hoàng Phi Phượng cùng các cộng sự thuộc Trung tâm công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời để nhân giống Lan Hồ Điệp lai.
Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (TIS) vừa tận dụng được các ưu điểm của hệ thống nuôi cấy lỏng và nuôi cấy trên thạch, vừa hạn chế được nhược điểm của hai hệ thống này, tạo ra môi trường nuôi cấy thoáng khí, cây con khỏe mạnh, tỉ lệ sống cao, giảm chi phí nhân công, tiết kiệm và giảm chi phí môi trường nuôi cấy do sử dụng ít môi trường trên một mẫu cấy và không sử dụng thạch, hệ số nhân gia tăng nhiều lần so với khi nhân giống trên hệ thống nuôi cấy thông thường.
Thí nghiệm từ các hệ thống nuôi cấy khác nhau lên sự sinh trưởng và phát triển của chồi Hồ Điệp cho thấy: Hệ thống càng có nhiều sự thông thoáng, chồi Hồ Điệp càng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Ở hệ thống TIS nhờ hệ thống bơm đẩy môi trường lên để tạo sự ngập chìm cho mẫu cấy, trong quá trình bơm, môi trường khí được trao đổi giữa bên trong và bên ngoài bình thông qua hệ thống bơm và các màng lọc nên có sự thông thoáng nhiều hơn so với trong bình tam giác kín thông thường. Các chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài và rộng của lá, số rễ và chiều dài rễ đều lớn hơn từ 1-2 lần so với trong bình tam giác. Tần suất ngập 3 phút trong chu kỳ 6 giờ với thể tích nuôi cấy 200ml và mật độ 6g mẫu chồi ban đầu cho kết quả số chồi tạo thành trên một mẫu là cao nhất. Nuôi cấy Lan Hồ Điệp lai trên hệ thống TIS cho tỷ lệ nhân chồi ban đầu gấp 3 lần trên môi trường thạch và gấp 1,3 lần trên môi trường lỏng. Đối với giai đoạn tái sinh chồi và nhân chồi, hệ thống TIS cho tỷ lệ nhân chồi gấp 3,6 lần so với nuôi cấy trên thạch, giúp gia tăng tỷ lệ tạo cây con lên 10,8 lần so với phương pháp nuôi cấy truyền thống. Thạc sĩ Phượng cho biết: Hệ thống này lần đầu tiên được ứng dụng trong nuôi cấy mô ở Việt Nam mở ra một hướng đi mới cho ngành nhân giống trong ống nghiệm, nhưng cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để tối ưu hóa các thông số kỹ thuật theo từng giai đoạn nuôi cấy và trên từng loại cây trồng khác nhau, để từng bước xây dựng quy trình nhân giống cây trồng trong hệ thống TIS./.
Nguồn agroviet.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất địa lan hoa vàng
- - Kinh nghiệm để Lan sau trồng phục hồi, phát triển nhanh và chống chịu được nấm bệnh
- - Kỹ Thuật Trồng LAN
- - Cách ghép cây hoa hồng
- - Bạch Mai – loài cây quý hiếm
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Xử lý cây mai sau Tết
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Chỉ với 1.300m2 trồng lan cho thu nhập 300 triệu đồng
- - Chăm sóc cây mai ghép
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...