Cách ghép cây hoa hồng
Do có cùng họ hàng với nhau, nên các giống hoa hồng có thể chép chung với nhau trên cùng một gốc ghép. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị gốc ghép: Các giống hoa hồng đều có thể làm được gốc ghép, nhưng muốn gốc ghép có sức sống khỏe, sống bền lâu thì nên lấy các giống hồng dại, hồng leo, hồng tỷ muội... làm gốc ghép. Trồng gốc ghép vào chỗ đất tốt, chăm sóc chu đáo để cây lớn nhanh. Khi gốc có độ lớn cỡ cây viết chì thì cắt cành (cắt cách gốc khoảng 30 cm), để cây ra tược non, chăm sóc chu đáo, khi những tược mới này có độ lớn đạt yêu cầu thì tiến hành ghép (để dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược mới ra này là một “gốc ghép” ).
- Chuẩn bị cành ghép: Cành ghép được lấy từ những cây hồng có mầu hoa đẹp mà các bạn ưa thích.
Có nhiều cách để ghép, nhưng với cây hoa hồng các bạn nên áp dụng một trong những cách ghép sau đây thì dễ thành công hơn:
1.Ghép áp: Nếu một trong hai cây (gốc ghép hoặc cành ghép) được trồng trong chậu hay trong sọt, trong bầu đất (tức là có thể di chuyển được) thì mới có thể áp dụng được cách ghép này. Trên cây gốc ghép chọn một cành bánh tẻ lớn cỡ cây đũa ăn cơm, trên cành ghép cũng chọn một cành bánh tẻ có độ lớn tương đương. Sau đó, ở mỗi cành cắt vạt một đọan vỏ dài khoảng 2 cm cho lộ tầng sinh gỗ (tức phải bóc hết lớp vỏ ở chỗ cắt vạt) áp hai mặt cắt vạt lại với nhau rồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt. Khi hai cành đã dính liền vỏ thì cắt bỏ phía trên của gốc ghép (cách chỗ ghép khoảng 2-3 cm ) và cắt đứt phía dưới chỗ ghép của cành ghép. Giữ nguyên dây quấn để cành ghép không bị tách rời nhau ở giai đọan đầu, khi nào thấy chúng dính chặt với nhau thì gỡ bỏ dây nilon.
2.Ghép mắt ( ghép “Bo”): Khi “gốc ghép” lớn khoảng gần bằng cây viết chì trở lên là có thể ghép được. Dùng dao ghép (dao nhỏ, mỏng, nhọn mũi, cứng) cắt một nhát ngang “gốc ghép” rộng khoảng gần 01 cm (nhớ cắt nhẹ tay sao cho vừa đứt phần vỏ là được). Từ điểm giữa của vết cắt dùng mũi dao xẻ dọc một đường xuống phía dưới (dài khoảng 2cm) tạo thành hình chữ T (phần này gọi là “cửa sổ”). Cành giống để lấy mắt ghép (“Bo”) cũng có độ lớn tương đương với “gốc ghép”, chọn mắt ghép mới nổi u, to, vừa nhú mầm, nhưng chưa ra lá. Dùng dao ghép đặt phía dưới cách mắt mầm khoảng 0,5-0,7 cm, rồi lia lưỡi dao dọc theo cành ghép từ phía dưới lên, nhát cắt sẽ lấy đi một mảnh vỏ hình khiên (có chứa mắt mầm), phía dưới mảnh vỏ còn dính một vẩy gỗ mỏng, khi ghép phải tách bỏ vẩy gỗ này. Lấy mũi dao tách nhẹ hai mí của chữ T trên “cửa sổ” rồi đặt “Bo” vào giữa đường thẳng xuống của chữ T theo chiều từ trên xuống, lấy dây nilon quấn vừa đủ chặt chỗ ghép (nhớ chừa chỗ mắt mầm để chúng nẩy tược tạo cây mới sau này). Khoảng 2-3 tuần sau, nếu thấy “Bo” còn sống thì cắt bỏ đọan cành ở phía trên chỗ ghép (cách chỗ ghép khoảng 2-3 cm) để tược mới phát triển mạnh.
3. Ghép chẻ ngọn: Khi “gốc ghép” có độ có lớn cỡ cây viết bi trở lên là có thể ghép được. Trên cành ghép cũng chọn những tược có độ lớn tương tự. Dùng dao ghép cắt bỏ phần ngọn của “gốc ghép” dài khoảng 4-5 cm, cắt bỏ một số lá và gai ở phía dưới chỗ vừa cắt ngọn, sau đó chẻ đôi đầu của “gốc ghép” vào sâu khoảng 1,5 cm. Dùng dao cắy lấy phần ngọn trên cành ghép (cũng dài khoảng 4-5 cm) sau đó cắt vạt hai bên của đọan ngọn này tạo thành hình nêm (chỗ cắt vạt dài khoảng 1cm), nhẹ nhàng đưa phần vừa vạt nêm vào giữa chỗ vừa chẻ đôi ở trên đầu của “gốc ghép”. Lấy dây nilon mềm quấn vừa đủ chặt, xong xuôi dùng một bao nilon (lọai trong, có kích thước 4 x 8 cm) chụp vào chỗ vừa ghép rồi buộc chặt phía miệng bao lại để chống nước mưa xâm nhập vào chỗ ghép. Che nắng cho chỗ ghép để chỗ ghép không bị khô héo. Sau 7-10 ngày nếu thấy cành ghép còn xanh là đã thành công, mở bỏ bao nilon. Khi cành ghép ra lá mới thì có thể bỏ đồ che nắng và tháo bỏ dây nilon.
Trên đây là những thao tác cơ bản của một số cách ghép cây hoa hồng. Muốn đạt được tỷ lệ thành công cao các bạn nên tập làm thử nhiều lần cho động tác thành thạo. Chúc các bạn thành công.
Nguồn : http://www.khuyennongtphcm.com
Các bài viết khác...
- - Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất địa lan hoa vàng
- - Kinh nghiệm để Lan sau trồng phục hồi, phát triển nhanh và chống chịu được nấm bệnh
- - Kỹ Thuật Trồng LAN
- - Bạch Mai – loài cây quý hiếm
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Nhân giống Lan Hồ Điệp lai bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
- - Xử lý cây mai sau Tết
- - Bài thuốc mai nở không rụng của một lão nông
- - Chỉ với 1.300m2 trồng lan cho thu nhập 300 triệu đồng
- - Chăm sóc cây mai ghép
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...