Những người bạn của nông dân trên đồng ruộng là ai
Nguyễn Đình Cách Vĩnh Cửu (Đồng Nai)
Trả lời: Muốn phòng trừ các loại dịch hại cây trồng (sâu, bệnh, cỏ
Trong biện pháp sinh học để phòng trừ dịch hại (ở đây chúng ta lấy thí dụ dịch hại đó là sâu hại chẳng hạn) thì ngoài việc sản xuất những chế phẩm vi sinh vật phun xịt lên cây trồng để diệt trừ sâu hại, hoặc nuôi nhân ong ký sinh rồi thả ra đồng ruộng, vườn cây để chúng ký sinh diệt sâu hại... người ta còn lợi dụng một số loài sinh vật đang có sẵn trong tự nhiên để tiêu diệt sâu hại, khống chế mức độ gây hại của chúng ở mức không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Trong thuật ngữ chuyên môn người ta gọi những sinh vật này là thiên địch hay những kẻ thù tự nhiên của dịch hại trên đồng ruộng. Vì chúng giúp bà con nông dân khống chế sự phát triển của dịch hại, nên có người còn gọi chúng là : “những người bạn của nông dân” như các bạn đã nghe. Còn chúng là ai thì chúng tôi xin nêu ra đây một thí dụ về thiên địch của sâu hại để các bạn thấy rõ vấn đề. Với sâu hại thiên địch của chúng gồm có nhóm bắt mồi ăn thịt, nhóm chân đốt ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh và các đối tượng ký sinh khác: trong nhóm bắt mồi ăn thịt có một số loại như nhện ăn thịt Lycosa, nhện linh miêu Oxyopes, nhện nhẩy, nhện lùn, nhện lưới, nhện chân dài, bọ rùa đỏ, bọ rùa tám chấm, bọ cánh cứng ba khoang (ảnh I-4a), bọ xít nước, bọ xít mù xanh, bọ xít nước gọng vó, chuồn chuồn kim... Những loaì naỳ chuyên săn lùng những loaị bọ rầy, bướm và sâu non cuả sâu đục thân, sâu xanh ăn lá luá...để ăn thịt (một con nhện Lycosa trưởng thành mỗi ngày có thể ăn từ 5-15 con rầy nâu).
Nhóm chân đốt ký sinh (ảnh I-4b) có thể ký sinh trứng, sâu non, nhộng hoặc con trưởng thành của những loài sâu rầy hại lúa, thí dụ như ong đen, ong xanh ký sinh trứng sâu đục thân, ong đen ký sinh trứng bọ xít, một số loại ong ký sinh trứng rầy, ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá nhỏ v.v...làm cho những loại sâu hại này bị chết.
Ngoài ra còn có một số nấm (ảnh I-4c), vi khuẩn, virus chuyên gây bệnh cho sâu, rầy trên đồng ruộng, hoặc trong vườn cây.
Có một điều cần phải nói thêm cho các bạn rõ là so với sâu hại thiên địch hay “những người bạn của nông dân chúng ta” rất dễ chết bởi thuốc trừ sâu, vì thế mỗi khi phun xịt thuốc (nhất là những loại thuốc có phổ tác động rộng) nhiều khi chưa đủ “đô” để diệt sâu hại thì những người bạn của chúng ta đã bị tiêu diệt, hoặc suy yếu, không còn đủ sức săn bắt, ký sinh tiêu diệt sâu hại giúp bà con nông dân nữa. Một khi đội quân “tình nguyện” tiêu diệt sâu hại này không còn hoặc bị suy yếu thì sâu rầy rất dễ bùng phát thành dịch gây hại nặng cho cây trồng. Chính vì thế trong công tác quản lý dịch hại tổng hợp hiện nay, các nhà chuyên môn thường khuyên bà con nông dân phải hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và phải sử dụng theo nguyện tắc 4 đúng để bảo vệ thiên địch-“những người bạn của nông dân chúng ta” trên đồng ruộng, vườn cây, như các bạn đã nghe nói./.
Các bài viết khác...
- - Hy vọng từ chanh dây
- - Nuôi cấy thịt gia súc
- - Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
- - Những mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- - Hợp tác khoa học - công nghệ Việt Nam - Israel: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
- - Tạo đột phá trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- - Phòng tránh tính kháng thuốc của cỏ dại
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...