Ruộng đồng nhiễm hóa chất
Làm chục công ruộng và trồng hoa màu nên hộ ông Nguyễn Văn Thái (Hiệp Xương, Phú Tân, An Giang) thường sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Nhìn đống chai lọ, gói thuốc để lăn lóc bốc mùi hăng hăng, chúng tôi có cảm giác sợ. Còn ông thản nhiên: “Nhà nào cũng thảy đại ra vậy. Từ hồi nào tới giờ có thấy ai bị hề hấn gì đâu”.
Lâu nay nông dân vẫn có thói quen như thế. Thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học chẳng hề để riêng trong kho hay có hình thức cách ly nào khác. Dụng cụ phun xịt thuốc khi cần vệ sinh thì đem rửa để nước tràn ra cạnh nhà. “Bà con ít am hiểu, chưa hình dung sự độc hại của chúng nên thường rất chủ quan” - nhiều cán bộ khuyến nông nhận định.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 20.000 đại lý, cửa hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hầu hết đều nằm ngay giữa phố chợ, khu dân cư đông đúc mặc dù theo quy định điểm kinh doanh vật tư nông nghiệp phải cách xa khu dân cư, sông rạch. Chỉ riêng thuốc bảo vệ thực vật mỗi cơ sở thường lưu chứa số lượng từ vài tấn đến cả chục tấn. “Phần lớn chúng là chất hóa học. Hóa chất nào cũng có tính độc hại. Nếu không bảo quản đúng cách chúng sẽ phát tán ra môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới sức khỏe con người” - thạc sĩ Nguyễn Hữu An, chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vậtAn Giang, cho biết.
Theo nhiều bác sĩ, quá trình vận chuyển, tiếp xúc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm con người bị phơi nhiễm hóa chất. Tùy theo loại thuốc, sự phơi nhiễm trong thời gian dài có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như gây tổn hại đến hệ di truyền, hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn làm suy giảm chức năng gan, thận, rối loạn hệ thần kinh, khiếm khuyết về sinh sản và có thể gây ung thư. “Quy định thuốc bảo vệ thực vật phải chứa trong kho đúng quy cách, không để phát tán hóa chất ra ngoài. Người sử dụng cần trang bị áo quần, dụng cụ bảo hộ như đeo bao tay, đi ủng và phải tuân thủ theo hướng dẫn. Tuy nhiên trong thực tế những điều đó chẳng mấy ai làm” - ông Võ Huy Danh, phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng An Giang, nói.
Với 1,6 triệu ha đất canh tác, ĐBSCL mỗi năm cần 1,6 triệu tấn phân bón hóa học và hàng chục ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vậtcác loại. Cũng có nghĩa là mỗi năm đồng ruộng tại đây hứng ít nhất chừng ấy hóa chất. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức, nông dân thường bón phân, phun thuốc với lượng cao gấp 2-3 lần. Ngoài ra họ còn pha cùng lúc vài ba loại thuốc với hi vọng tăng hiệu quả phòng trừ dịch bệnh nên lượng hóa chất sử dụng thực tế cao hơn rất nhiều. “Bà con vẫn có thói quen sử dụng theo kinh nghiệm, truyền miệng với nhau mà không theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Chẳng hạn để diệt rầy thường phối trộn nhiều loại thuốc. Điều đó không chỉ tăng chi phí mà còn làm nhiễm độc đồng ruộng” - ông Nguyễn Văn Tài, kỹ sư khuyến nông, nói.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu - viện trưởng Viện Khoa học và phát triển nông nghiệp miền Nam, trong điều kiện đất thường xuyên bị ngập nước sẽ phát sinh polytinol. Chất này có tác dụng kìm giữ dinh dưỡng trong đất lại, không cho cây lúa hấp thu nên cần phải bón lượng phân nhiều hơn gấp bội. “Bón phân nhiều càng kích thích sâu bệnh phát triển, lại phải dùng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Dùng thuốc bảo vệ thực vật thì thiên địch có lợi bị tiêu diệt, sâu rầy càng sinh sôi, nông dân càng dùng thuốc nhiều hơn nữa, cứ thế...” - ông Bửu nói.
Nguồn www.tuoitre.com.vn
Các bài viết khác...
- - Hy vọng từ chanh dây
- - Nuôi cấy thịt gia súc
- - Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
- - Những mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- - Hợp tác khoa học - công nghệ Việt Nam - Israel: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
- - Tạo đột phá trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- - Phòng tránh tính kháng thuốc của cỏ dại
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...