Chăn nuôi không phân bằng đệm lót sinh thái
Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái ở trang trại của ông Nguyễn Văn Phúc, huyện Sóc Sơn (Ảnh: Việt Tùng)
PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch, Trưởng khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản (ĐH Nông nghiệp I) cho biết: “Đây là công nghệ chăn nuôi được học hỏi từ Trung Quốc, sử dụng công nghệ vi sinh lên men làm đệm lót chuồng trại. Tuy mới được thử nghiệm nhưng cho kết quả rất khả quan trong việc giải quyết chất thải chăn nuôi”. Phương pháp làm đệm lót sinh thái được TS Nguyễn Xuân Trạch hướng dẫn như sau: rải chất đệm (50% trấu + 50% mùn cưa) thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, mỗi lớp tưới một lần dịch lên men, độ ẩm đạt 50%, để từ 3 – 7 ngày cho lên men. Giữ cho nhiệt độ bề mặt vào mùa Hè là 25ºC, mùa Đông là 20ºC. Độn lót sinh thái có thể sử dụng bình thường được trong 4 năm. Một gói men của Trung Quốc giá khoảng 50.000 đồng.
Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2 – 3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảmruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho heo phát triển khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người. Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho heo. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân heo sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi heo dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của heo tốt hơn. Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo và trọng lượng heo cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con heo.
Đệm lót sinh thái trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào dũi cho heo. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được “bức tường lửa” rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như: lở mồm long móng, tai xanh, cúm… Hiện tại, trường ĐH Nông nghiệp I đang triển khai Dự án “Nghiên cứu và sử dụng men vi sinh vật dùng trong chăn nuôi heo”. Dự kiến cuối tháng 12 này sẽ nghiệm thu để tiến hành sản xuất hàng loạt. Đây sẽ là một tín hiệu vui cho ngành chăn nuôi, nhất là giải quyết được lượng phân thải ngày một tăng.
http://www.vietlinh.vn/
Các bài viết khác...
- - Hy vọng từ chanh dây
- - Nuôi cấy thịt gia súc
- - Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
- - Những mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- - Hợp tác khoa học - công nghệ Việt Nam - Israel: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
- - Tạo đột phá trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- - Phòng tránh tính kháng thuốc của cỏ dại
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...