Công bố khảo sát về phương thức canh tác nông nghiệp bền vững
Các nhà khoa học trong ngành Nông nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước vừa tổ chức hội thảo tại Hà Nội, công bố báo cáo khảo sát về phương thức canh tác nông nghiệp bền vững, đồng thời giới thiệu các sáng kiến mô hình nông nghiệp bền vững.
Khảo sát này do Tổ chức ActionAid thực hiện trong 2 tháng tại 3 tỉnh Hòa Bình, Đăk Nông và Sóc Trăng trong bối cảnh hầu hết các công nghệ và giống mới đòi hỏi phải đầu tư cao, các yếu tố đầu vào nhiều. Điều này khiến các hộ gia đình nghèo, với kiến thức và kỹ năng quản lý sản xuất thấp khó có thể tiếp cận với các phương thức canh tác mới.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích ảnh hưởng của các mô hình canh tác yêu cầu đầu vào cao đối đối với thu nhập, sinh kế và đời sống của người nghèo cũng như công việc sản xuất của họ; Phân tích mức độ tiếp cận của các nhóm người nghèo và thiệt thòi đến các chương trình hỗ trợ của Chính phủ và những nhà tài trợ khác; Đề xuất về giải pháp canh tác thay thế đảm bảo sinh kế bền vững của người dân và đưa ra các đề xuất cho những nhà hoạch định chính sách nhằm cải thiện các chương trình hỗ trợ cho người nghèo.
Theo ông Cao Vĩnh Hải, thành viên Ban điều hành Mạng lưới An ninh lương thực và Giảm nghèo, kết quả khảo sát trên địa bàn 6 xã thuộc 3 tỉnh cho thấy, đa phần các chính sách ban hành đã đến với người dân theo nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, tại mỗi địa phương lại có cách thực hiện khác nhau. Kết quả nghiên cứu chính sách cho thấy, người dân biết nhiều nhất là chính sách trợ cước, trợ giá. Ngoài ý nghĩa hỗ trợ giá giống, người dân cho rằng, nó thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất tự cung, tự cấp sản sang sản xuất hàng hóa.
Một vấn đề nữa đáng chú ý của của khảo sát này là việc thực hành của hộ nông dân có nhiều thay đổi, chủ yếu là thay đổi về giống, đầu tư và công nghệ. Tuy nhiên, sự thay đổi này rõ hơn ở các hộ có điều kiện kinh tế khá. Đặc biệt, hộ nghèo rất ít tham gia vào mô hình canh tác mới bởi không có đất hoặc đất không tốt. Bên cạnh đó, họ luôn có tâm lý sợ rủi ro khi tham gia vào các mô hình canh tác mới cũng như luôn thiếu vốn và định hướng sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp….
Các bài viết khác...
- - Hy vọng từ chanh dây
- - Nuôi cấy thịt gia súc
- - Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
- - Những mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- - Hợp tác khoa học - công nghệ Việt Nam - Israel: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
- - Tạo đột phá trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- - Phòng tránh tính kháng thuốc của cỏ dại
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...