Mô hình mới cho người chăn nuôi ĐBSCL: Lúa-cá-vịt an toàn sinh học
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có đàn vịt lớn nhất cả nước với số lượng lên đến hơn 18,6 triệu con nhưng dự án chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học hiện mới triển khai trên quy mô nhỏ, chiếm tỷ lệ chưa đến 0,6% so với tổng vịt hiện nay.
Nghề không thể thiếu nhưng bấp bênh
Đó là nhận xét của ông Nguyễn Văn Bắc - Phó Trưởng bộ phận phụ trách Khuyến nông chăn nuôi (Bộ phận thường trực tại TP.HCM) về nghề chăn nuôi gia cầm hiện nay, nhatá là nuôi vịt đẻ trứng.
Theo ông Bắc, do đặc thù các tỉnh ĐBSCL có diện tích trồng lúa lớn nên nuôi vịt vừa tận dụng được lượng lúa thất thoát sau thu hoạch, vừa giúp tiêu diệt rầy nâu, vốn là ký chủ trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Trứng vịt cũng là một loại thực phẩm quen thuộc, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn người dân vẫn nuôi vịt đẻ chạy đồng nên chất lượng trứng không đồng đều, thời gian bảo quản ngắn (do trứng có phôi), chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Đầu ra sản phẩm không ổn định nên người nuôi vịt gặp nhiều khó khăn…
Ông Hà Văn hiển, ấp Vĩnh Trung (xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn), đã có thâm niên 12 năm nuôi vịt đẻ. Mỗi đợt nuôi từ 800-2.000 con. Hiện ông đang nuôi 900 con vịt, thu một ngày 700-750 quả trứng. Với giá bán tại chỗ trên 1.600 đồng/trứng, ông có thể thu lãi khoảng 10%. Tuy nhiên, do nuôi vịt chạy đồng nên khi bắt đầu mùa vụ mới, ông không thể thả vịt ra đồng, phải tốn tiền thức ăn cho vịt bình quân 1.200 đồng/con/ngày. “Nếu giá trứng giảm vài chục đồng thì coi như lỗ do chi phí lớn. Đó là chưa kể những lúc thương lái không chịu mua” - ông Hiển nói.
Vịt “an toàn sinh học”
Theo ông Bắc, trong năm 2009, Trung tâm KNKN đã triển khai Dự án chăn nuôi gia cầm ATSH tại 19 tỉnh, thành phía Nam với quy mô khoảng 110.000 con, kinh phí 2,25 tỷ đồng. Kết quả đã thực hiện tại 47 điểm, có 350 hộ tham gia. Nuôi vịt ATSH góp phần làm giảm nhân công nuôi vịt, tỷ lệ nuôi sống bình quân trên 95%, trong khi nuôi vịt chạy đồng thì tỷ lệ này chỉ khoảng 70-80%. Hơn nữa, do nuôi khép kín nên dễ tiêm ngừa vaccin cúm gia cầm và kiểm soát bệnh tật, thời gian nuôi rút ngắn vịt sạch dễ bán và phát triển đồng đều nên hiệu quả kinh tế cao.
Anh Nguyễn Văn Lít, ấp Nguyễn Cử (xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp), đã hơn 17 năm theo nghề nuôi vịt chạy đồng. Năm 2009, anh tham gia thí điểm nuôi 1.000 con vịt thịt ATSH. “Đúng là hiệu quả cao hơn hẳn so với nuôi vịt chạy đồng. Năm sau tôi sẽ nuôi thêm khoảng 5.000 con vịt theo mô hình nuôi tập trung kết hợp với cải tạo ao hồ để thả cá. Anh Lít phấn khởi.”
Ba Huân liên kết với người chăn nuôi
Tín hiệu vui là Trung tâm KNKN đang phối hợp với Sở NN&PTNT An Giang nghiên cứu, xây dựng mô hình chăn nuôi vịt theo hướng ATSH, kết hợp thả cá và trồng lúa. Đồng thời, liên kết với Công ty TNHH Ba Huân (TP.HCM) đầu tư con giống, thức ăn và thu mua toàn bộ sản phẩm của người nuôi vịt. Trước mắt sẽ thí điểm khoảng 10 mô hình với quy mô 2.000 con vịt đẻ/mô hình. Trong đó, diện tích chuồng sẽ xây dựng khoảng 500m2; diện tích sân tương đương với chuồng, ao nuôi cá thì rộng 1.000 m2. Bên cạnh đó sẽ dành từ 2-3 ha để trồng lúa. Toàn bộ khu vực được bao quanh bằng lưới.
Lợi thế của việc nuôi khép kín là tạo ra sản phẩm trứng sạch, đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Đồng thời, người nuôi còn thu thêm sản phẩm phụ là cá với năng suất tương đương nuôi thâm canh mà không tốn thức ăn, chỉ cần bỏ tiền mua cá giống. Hơn nữa, sẽ giúp giảm sâu rầy trên ruộng lúa, giảm phân bón và tăng năng suất. Điều quan trọng nhất của mô hình này là gắn sản xuất với chế biến, tiêu dùng một cách an toàn.
Ông Huỳnh Thế Năng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết mô hình này rất phù hợp với định hướng của tỉnh, “sắp tới An Giang sẽ tăng cường đào tạo, thu hút thêm nguồn cán bộ nông nghiệp, hỗ trợ vốn cho nông dân để phát triển ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng ATSH. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ với nông dân”.
http://www.vietlinh.vn/
Các bài viết khác...
- - Hy vọng từ chanh dây
- - Nuôi cấy thịt gia súc
- - Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
- - Những mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- - Hợp tác khoa học - công nghệ Việt Nam - Israel: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
- - Tạo đột phá trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- - Phòng tránh tính kháng thuốc của cỏ dại
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...