Tạo đột phá trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Thủ tướng chính phủ vừa ký Quyết định 129/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường" với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, nhất quán về đất đai, tài chính, vốn đầu tư, nguồn nhân lực để khuyến khích đầu tư, bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường .
Theo đó, việc xây dựng Đề án thực hiện theo nguyên tắc tạo bước đột phá mới về cơ chế, chính sách vĩ mô, nhằm tăng khả năng khai thác các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trong nước để tăng vốn đầu tư cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bảo đảm thực hiện các mục tiêu về bảo vệ tài nguyên và môi trường; bảo đảm phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường.
Các nhóm cơ chế chính sách cụ thể bao gồm: nhóm các cơ chế chính sách về quy hoạch sử dụng đất; chính sách khuyến khích về đất đai; chính sách khuyến khích về tài chính; chính sách khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư; chính sách khuyến khích về nguồn nhân lực và nhóm các cơ chế, chính sách khuyến khích về khoa học - công nghệ.
Ở các đô thị và khu công nghiệp, quỹ đất dành cho các công trình về môi trường phải được thể hiện chi tiết trong quy hoạch sử dụng đất.
Đất sử dụng cho việc xây dựng các công trình, dự án về môi trường được miễn, giảm các loại phí trước bạ, tiền thuê đất, giao đất và thuế sử dụng đất. Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, giao và khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình nông dân, doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân và cộng đồng dân cư thôn bản...
Về nguồn vốn đầu tư, sẽ tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA ; cho phép doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận trước thuế để đầu tư xử lý chất thải sau sản xuất.
Nhà nước sẽ hỗ trợ vốn và cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không lãi suất đối với các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo các chương trình hỗ trợ đầu tư có mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường trọng điểm mang tính liên ngành, liên vùng.
Nhà nước sẽ dành ngân sách thỏa đáng cho việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường; hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo hướng sạch hơn. Ngoài ra sẽ sửa đổi những quy định liên quan đến việc chuyển giao công nghệ theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thuế...
Nguồn vacne.org.vn
Các bài viết khác...
- - Hy vọng từ chanh dây
- - Nuôi cấy thịt gia súc
- - Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
- - Những mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- - Hợp tác khoa học - công nghệ Việt Nam - Israel: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
- - Phòng tránh tính kháng thuốc của cỏ dại
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Phát triển đất nước qua con đường công nghệ cao
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...