Mô hình thu nhập cao mùa lũ
Lũ về, thiên nhiên ưu đãi tôm cá đầy đồng. Để có thêm thu nhập trong mùa lũ, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Kiên Giang khuyến cáo bà con nông dân áp dụng một số mô hình sau:
- Trồng ấu:
Sau khi thu hoạch lúa hè thu, tiến hành xới, trục đất sau đó cho nước vào ruộng để trồng cây ấu, lưu ý giữ mực nước trên ruộng cao 2-3 tấc cho ấu mau bén rễ. Sau đó để ấu phát triển theo mực nước lũ. Từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 2 tháng, cứ 1 tuần – 10 ngày thu hoạch 1 lần cho đến khi lũ rút. Trong khoảng 7-10 ngày phải phun phân qua lá để trái ấu mau lớn và phải xịt thuốc trừ sâu ăn lá khi phát hiện. Bình quân 1 công ấu cho sản lượng 60-70 giạ trái.
- Trồng rau nhút:
Sau khi thu hoạch lúa hè thu, giữ nước trên ruộng 3-5 tấc, sau đó lấy gốc rau nhút cấy xuống rộng, lưu ý cấy rau nhút phải cắm cây trúc nhỏ kế bên và dùng dây buộc cọng rau nhút vào cây trúc để gió không đẩy đi. Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch rau nhút, cứ 5-7 ngày cắt 1 đợt, sau khi cắt pha phân urê để xịt trên lá để cung cấp dinh dưỡng cho rau phát triển. Mỗi công rau nhút thu hoạch 1 đợt 100-150 kg, giá bình quân 1.000-1.500đ/kg. Ngoài ra, tùy vào điều kiện đất đai (cao, thấp, bờ, ruộng) có thể trồng một số loại rau F1 trong mùa mưa lũ để tăng thu nhập như: dưa leo (giống 702, 204), dưa hấu (Hắc Mỹ Nhân 1430, TN 308), cà chua (Red Crown 250, 2017, 607, Mogal), khổ qua.
- Trồng nấm rơm:
Rơm mùa nầy rất nhiều vì vừa thu hoạch lúa hè thu. Chất rơm thành đống cao từ 1-1,2m, sau đó ủ rơm 5-7 ngày rồi tiến hành xếp mô nấm bằng cách xếp rơm ủ theo từng giồng có chiều rộng 35-45 cm, tưới nước và dùng tay đè chặt cho đến khi lớp rơm dày 20 cm. Rải meo ở giữa hoặc dọc 2 mép mo, cách mép mô 5 cm tiếp tục rải 1 lớp rơm ủ nữa lên cao 15 cm tưới nước và đè thật chặt rồi rải meo, sau cùng phủ 1 lớp rơm mỏng khoảng 5 cm. Tùy theo thời tiết, trung bình 10-14 ngày sau khi cấy meo là thu hoạch nấm. Thời gian thu hoạch 7-10 ngày, trung bình 1m mô có thể thu được 1,5-2,5 kg nấm tươi và một ngày có thể thu hoạch 2 lần, 4-5 giờ sáng và 3-4 giờ chiều.
- Vỗ béo bò thịt:
Vào mùa mưa lũ, mua bò con hoặc bò gầy về tận dụng cỏ quanh nhà, bờ vườn để nuôi bò. Tùy vào điều kiện đất đai, nguồn cỏ mỗi hộ có thể nuôi 2-3 con đến 5-10 con. Nếu chăm sóc tốt bò có khả năng tăng trọng 20-30kg/tháng, ngoài ra có thể sử dụng phân bò làm phân hữu cơ bón cho cây trồng hoặc nuôi trùn quế làm thức ăn bổ sung cho cá.
- Nuôi tôm càng xanh đăng quầng:
Đăng quầng có thể ở bờ sông, kênh rạch, đồng ruộng rộng từ 200-600 m2, nước sâu 1,5-3m. Cần phải làm sạch nền trước khi cắm đăng và lưu ý tránh xa những nguồn nước thải nhà máy, có thuốc BVTV. Thời vụ nuôi từ tháng 6-7 DL đến tháng 11-12 DL (trước khi gieo sạ lúa đông xuân). Mật độ thả tôm từ 10-30 con/m2, cỡ giống từ 250-300 con/kg. Thức ăn cho tôm là thức ăn tận dụng đánh bắt trong mùa lũ như cua, ốc, cá tạp băm nhuyễn trộn với cám, khoai lang, khoai mì (tỷ lệ 2/3). Cho tôm ăn ngày 2 lần vào chiều tối (18-19 giờ) và sáng sớm 5-6 giờ bằng cách rải đều thức ăn trong đăng, thức ăn chiếm 15-20% trọng lượng đàn tôm, năng suất có thể đạt 3-5 tấn/ha.
- Nuôi cá lóc:
Mùa lũ có thể tận dụng nguồn ốc, cá tự kiếm được để nuôi. Đầu mùa mưa có thể mua cá ròng ròng hoặc cá giống ương trong vèo sau đó tiến hành thả ra ao. Đối với cỡ giống 3-5 cm có thể thả 10-15 con/m2, cỡ giống 10-13 cm thả 5-10 con/m2. Thức ăn cho cá gồm cá tạp, ốc băm nhuyễn trộn với bột gòn và đặt trên sàng để quan sát điều chỉnh lượng thức ăn. Lượng thức ăn bình quân 7-10% trọng lượng cá, có thể cho ăn 2 lần trong ngày 8-9 giờ sáng và 5-6 giờ chiều. Sau 4 tháng nuôi cá có thể đạt 350gr/con.
Nguồn : nhanong.net
Các bài viết khác...
- - Hy vọng từ chanh dây
- - Nuôi cấy thịt gia súc
- - Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
- - Những mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả
- - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- - Hợp tác khoa học - công nghệ Việt Nam - Israel: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
- - Tạo đột phá trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- - Phòng tránh tính kháng thuốc của cỏ dại
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Phát triển đất nước qua con đường công nghệ cao
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...