Áp dụng TBS để phòng trừ chuột cho cây trồng cạn
Nguyễn Văn Bé Tư (Long Thành, Đồng Nai)
và một số bạn ỡ Lâm Hà, Lâm Đồng
Trả lời: Biện pháp mà các bạn nghe nói tạm gọi là biện pháp dùng hệ thống hàng rào chắn, có kết hợp với bẫy để bắt chuột, gần đây được nhắc nhiều trong công tác phòng trư chuột ở nước ta. Đây là biện pháp do các chuyên gia Bảo vệ thực vật nước ngòai đề xuất, chúng có tên là Trap Barrier System (TBS). Biện pháp này gần đây đã được áp dụng ở nước ta để phòng trừ chuột trên ruộng lúa có kết qủa tốt.
Để phòng trừ chuột trên các cây trồng cạn như các bạn nêu, theo chúng tôi cũng có thể áp dụng cách làm này được. Cách làm như sau: ruộng cần bảo vệ phải được rào kín bằng một hàng rào bằng vải Nilon cao khỏang o,6m, xung quanh hàng rào cứ cách khỏang 15-20 m lại khóet một lỗ trên hàng rào để đặt một bẫy hom, hom hướng ra phía ngòai ruộng.
Bẵy hom là một cái lồng hình khối hộp chữ nhật, khung bằng sắt, chiều dài khỏang 0,6m, chiều rộng và chiều cao khỏang 0,25-0,3 m, một đầu đặt hom (giống như hom của lờ bắt cá) xung quanh được bao kín bằng lưới sắt mắt cáo.
Do đặc tính của chuột là trong khi di chuyển nếu gặp bức tường cản, chúng thường tìm chỗ để chui qua, vì thế khi gặp hàng rào Nilon cản, chuột sẽ chạy vòng quanh để kiếm chỗ chui vào ruộng, các miệng hom của bẫy chính là những “lỗ” dụ chuột chui vào trong bẫy. Để giảm bớt kinh phí các bạn nên vận động nhiều chủ ruộng xung quanh cùng làm chung một hàng rào. Nếu các bạn đã biết chắc chắn chuột sẽ di chuyển từ đâu tới ruộng của mình (thí dụ từ bãi trống hoang hóa, từ rừng tràm...)thì bạn chỉ cần làm một hàng rào (phải có bẫy hom hướng về nơi có chuột sẽ di chuyển đến) ngăn cách ruộng hoa mầu với khu vực đó, như vậy sẽ tiết kiệm hơn.
Biện pháp này vừa bảo vệ được hoa mầu, vừa làm giảm được mật số chuột trên đồng ruộng, không gây ô nhiễm môi trường và có hiệu qủa rõ rệt, nhất là đối với những vùng có nhiều chuột. Với cách làm này các bạn phải làm hàng rào trước giai đọan cây trồng mà chuột ưa cắn phá, vì nếu không chuột sẽ tràn vào ruộng nhà bạn trước khi có hàng rào, hàng rào sẽ không hoặc có tác dụng rất ít. Trên đây là những gợi ý về cách làm, giới thiệu với các bạn để các bạn tham khảo, áp dụng thử rồi rút kinh nghiệm dần để có kết qủa tốt nhất.
Có một điều xin lưu ý với các bạn là: một trong những nguyên tắc để phòng trừ chuột là phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp mới có thể thu được kết qủa cao. Vậy khuyên các bạn là ngòai biện pháp mà tôi vừia mách các bạn trên đây các bạn cũng phải áp dụng thêm các biện pháp truyền thống khác một cách hợp lý, phù hợp với hòan cảnh của mình. Đồng thời phải làm thường xuyên và vận động nhiều chủ ruộng cùng làm trên diện rộng./.
Các bài viết khác...
- - Hy vọng từ chanh dây
- - Nuôi cấy thịt gia súc
- - Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
- - Những mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- - Hợp tác khoa học - công nghệ Việt Nam - Israel: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
- - Tạo đột phá trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- - Phòng tránh tính kháng thuốc của cỏ dại
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...