Nên diệt trừ ốc bưu vàng như thế nào cho có hiệu quả
Vũ Văn Côi, và một vài bà con
ở Long Thành (Đồng Nai)
Trả lời: Trước hết xin khảng định với các bạn một điều rằng không thể có một biện pháp đơn độc nào mà có thể tiêu diệt được một cách triệt để Ốc bươu vàng (ảnh I-7) trên diện rộng (có chăng chỉ có thể làm được ở một số ít ruộng nếu bạn dùng thuốc với liều lượng cao, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn ốc từ nơi khác cũng sẽ lây lan tới) Ngay cả khi bạn đã áp dụng nhiều biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp với ốc bươn vàng cũng chỉ hy vọng hạn chế được mật số và mức tác hại của ốc đến mức thấp nhất mà thôi, chứ làm sao hy vọng tiêu diệt chúng một cách triệt để được.
Để hạn chế tác hại của ốc các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
-Thu gom ốc và ổ trứng : để hạn chế số lượng ốc ở đầu vụ, các bạn nên tổ chức đi thu gom ốc và ổ trứng trên đồng ruộng, xung quanh các ao hồ, kênh rạch công cộng…trước khi gieo sạ lúa.
-Đào rãnh thu gom ốc: trước khi xạ cấy, các bạn nên đào các rãnh nhỏ xung quanh ruộng và những chỗ có nhiều nước trong ruộng để khi nước rút ốc sẽ tập trung vào những đường rãnh này, việc thu bắt chúng sẽ dễ dàng và đỡ tốn kém hơn.
-Dùng lưới chắn ốc: nên dùng lưới nilon có lỗ nhỏ che chắn kỹ những chỗ có đường nước chảy tự nhiên từ ngoài kênh vào ruộng hoặc những chỗ nhong bơm nước vào ruộng để ngăn chặn ốc từ kênh mương vào ruộng lúa.
-Thả vịt vào ruộng ăn ốc: trước khi xuống giống nếu có điều kiện các bạn nên thả vịt vào ruộng để vịt ăn những con ốc nhỏ mà trong lúc đi thu gom chúng ta đã bỏ sót. Khi cây lúa đã lớn nên thả vịt vào ruộng để vịt ăn ốc và một số loại sâu hại thường tập trung ở phần gốc của cây lúa.
-Tăng mật độ xạ cấy: trước khi xạ nếu ruộng có nhiều ốc thì các bạn phải tăng lượng giống gieo xạ lên từ 5-10% so với những ruộng bình thường khác để trừ hao cây ốc ăn mất sau này. Nếu ruộng cấy thì nên cấy mạ hơi già hơn một chút và cấy nhiều tép.
-Giữ mực nước ruộng phù hợp: khi cây lúa còn nhỏ dễ bị ốc gây hại, các bạn chỉ nên để mực nước ruộng sâu khoảng 2-3 phân để hạn chế bớt sự di chuyển của ốc sang nơi khác.
-Thu gom ốc và trứng ốc thường xuyên: trong quá trình chăm sóc lúa, nếu thấy có ốc và ổ trứng thì thu gom ngay. Việc này các bạn nên làm thường xuyên để tạo thành thói quen.
-Cắm cọc nhử ốc đến đẻ trứng: dùng cây, que cắm ở những chỗ có nhiều ốc tập trung “dụ” cho ốc leo lên đẻ rồi thu gom trứng để tiêu huỷ, kết hợp với việc thường xuyên thu gom trứng trên bờ cỏ và trên thân cây lúa (định kỳ khỏang 5-7 ngày/1lần) trước khi trứng kịp nở ra ốc con rơi xuống nước phát tán đi.
-Dùng thuốc diệt ốc: những ruộng đang bị ốc gây hại nhiều, các bạn có thể dùng thuốc Deadline bullets rải với lượng1-1,2kg cho một công ruộng (1000m2), nên rải thuốc vào những chỗ có nhiều ốc./.
Các bài viết khác...
- - Hy vọng từ chanh dây
- - Nuôi cấy thịt gia súc
- - Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
- - Những mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
- - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- - Hợp tác khoa học - công nghệ Việt Nam - Israel: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
- - Tạo đột phá trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- - Phòng tránh tính kháng thuốc của cỏ dại
- - Mô hình thu nhập cao mùa lũ
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...