Kinh nghiệm trong làm lúa cá

Chú ý : Luân đảm bảo nước thuận lợi, không khô hạn, không bị tràn ngập luân có đủ nước khi cần

Chọn địa điểm :

-          Chọn những ruộng có đủ nguồn nước, không bị khô hạn, không bị tràn ngập và rễ trông coi

-          Nguồn nước không thối bẩn, đủ nguồn dưỡng khí cho cá, tôm thở dễ dàng

-          Ao phải có nơi trú ẩn cho cá, diện tích 500 – 1500m2  là vừa

-          Nên có cống xây chắc chắn, có đăng chắn cá để cá không ra ngoài được

Chuẩn bị ruộng  nuôi

-          Mỗi ruộng nên có diện tích khoảng 500 – 1.000m2   

-          Đắp bờ ruộng chắc chắn, mặt bờ  rộng từ 0,5 – 1 m, có độ cao hơn mức ngập của nước dâng, từ mép trên cùng xuống đến đáy ao khoảng 1 đến 1,5 m

-          Ruộng thả cá nên có từ 1 – 2 cống xây vững chắc, có đăng giữ cá và phải đảm bảo tiêu nước trong thời gian ngắn nhất (1 cống vào ao và 1 cống nước thoát)

-          Ruộng nuôi cá ở giữa nên đào sâu hơn mặt ruộng làm nơi sinh sống chính của cá

-          Chuẩn bị nguồn thức ăn cho cá bằng cách ngâm ủ phân chuồng và bón vào trong ruộng trong quá trình  làm đất có thể bón thêm phân xanh đã qua ủ

-          Trước khi thả rắc vôi bột từ 7 – 10kg/1000m2

-          Sau khi cấy lúa, lua đã cao và làm cỏ tỉa rặm sonh thì thả cá vào trong ruộng

 Chọn  giống cá

Chọn những con khoẻ mạnh, vẩy sáng bóng, vây hồng tươi không có bệnh

Nuôi chính là cá Rô phi vằn, cá chéo lai đã to bằng 3 - 4 ngón tay.

Chăm sóc và quản lý:

-          Thức ăn cho cá : phân hữu cơ, phân chuồng từ 7 – 10kg, phân Lân từ 2 – 3kg, cộng với thức ăn khác như: sâu bọ, bèo tấm, cỏ non, phân các loại thải ra

-          Cho ăn : thực hiện cho cá ăn vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối. Số lượng thức ăn phải tăng dần theo đầu con, và sự lớn dần của đàn cá

-          Thường xuyên có người quản lý, trông coi phòng khi mưa lớn thì phải có biện pháp thoát được nước, giữ được cá, tôm an toàn

-          Phải thường xuyên kiểm tra đăng, cống trong ao nhất là mùa mưa lũ phòng khi cá đi mất

-          Củng cố bờ  ruộng, chống tràn và rò rỉ

-          Kiểm tra độ lớn của cá từ 1 – 2 tháng 1 lần để tăng giảm lượng thức ăn và để biết cá còn hay mất để sử lý

-          Phòng chữa bệnh cho cá bằng cách vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, vôi bột tẩy nguồn nước

-          Thức ăn bằng phân chuồng phải ủ kỹ

-          Chữa bệnh cho cá : Bệnh cá chủ yếu bệnh đốm đỏ, chữa bằng cách dùng thuốc trộn thức ăn tinh với Pênixilin+Stép; Bệnh mỏ neo chữa bằng cách dùng lá xoan từ 0,3 – 0,5 kg/1m2 , tắm nước muối cho cá từ 0,3 – 0,5g/100ml; thay đổi môi trường cho cá; trị bệnh cho cá bằng Sun phát đồng từ 2 – 5g/20 – 30lit nước

Thu hoạch cá

Sau khi đã gặt hết lúa thì tiến hành thu hoạch cá bằng cách tháo bớt nước, dùng lưới kéo bắt các loại cá

-          Dọn sạch ruộng tu sửa lại đăng, cống, cải tạo lại chuẩn bị cho năm sau

-          Thu hoạch được:

50 kg cá Rô phi x 12.000 đ/kg = 600.000 đồng

100 Kg cá chép x 15.000 đ/kg = 1.500.000 đồng

Tổng thu: 2.100.000 đồng

Đầu tư nuôi cá :

-          Cá chép giống  200con  x 300 con =          60.000 đ

-          Cá Rô phi 10 Kg  x 12000đ =                  120.000 đ

-          Phân các loại              =                              75..000 đ

-          Công chăm sóc   10 công x 20.000 =       200.000 đ

Tổng chi: 455.000 đồng

Hoạch toán : 2.100.000 - 455.000 =  1.645.000 đ