Nuôi cá tra thịt trắng

Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển rất mạnh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó cá tra hầm được bà con nuôi nhiều nhất để xuất khẩu. Nhờ cần cù, chịu khó lao động, lại biết học hỏi kinh nghiệm và công nghệ mới, người nông dân từng bước nâng cao được sản lượng nuôi, đảm bảo chất lượng cá nuôi với giá thành hợp lý.

Tuy nhiên nuôi cá tra có chất lượng cao để xuất khẩu, đòi hỏi người nuôi phải biết: Am hiểu kỹ thuật nuôi và chọn địa điểm để lập trang trại nuôi phù hợp.

Vấn đề trở ngại lớn hiện nay đối với người nuôi là thịt cá tra bị vàng, cá tra thịt, mỡ vàng giá thấp so cùng loại (thịt trắng) chênh lệch giữa cá loại I và loại II là khoảng 3.000đ/kg, và còn chênh lệch lớn hơn đối với những hộ nuôi có sản lượng cao trên 100 tấn thì người nuôi mất hàng trăm triệu đồng do chênh lệch về giá, trong khi đó đầu tư bằng các sản phẩm tẩy trắng thịt cá chỉ chiếm 10 - 20% so với số tiền người nuôi phải mất.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN THỊT CÁ TRA BỊ VÀNG

1/ Cá bị bệnh gan thận mủ, cá nhiễm giun sán, làm cho gan bị tổn thương, sẽ gây rối loạn hoạt động tiết sắc tố ở gan mật. Dẫn đến sắc tố tích tụ ở mô cơ làm cho thịt cá vàng.

2/ Sự hiện diện nhiều sắc tố trong thức ăn như xantophyl hay các chất độc trong thức ăn, từ nấm mốc nhiễm trong thức ăn… làm gan phải tăng cường thanh lọc, bài thải, nhưng gan dễ bị suy yếu. Vì vậy sắc tố tích tụ trong mô cơ làm cho thịt cá có màu vàng.

3/ Ngoài ra, môi trường nước ao nuôi xấu, ô nhiễm, oxy hoà tan kém, tảo phát triển quá mức…cá dễ bị stress, ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng, cũng như hoạt động gan mật bị suy giảm nên thịt cá cũng dễ bị vàng.

CÁCH KHẮC PHỤC

Ngoài việc chọn địa điểm để nuôi phải ở gần sông lớn, hoặc ở vùng cồn thuận tiện trong việc thay nước thì còn có 3 yếu tố rất quan trọng giúp cá tra nuôi cho thịt trắng:

1/ Quản lý môi trường nuôi:

- Trước khi thả giống: Ao nuôi được cải tạo, diệt khuẩn bằng Bioxide for fish, hoặc Vime - Iodine.

- Trong quá trình nuôi: có chế độ định kỳ thay nước, tăng hàm lượng oxy hoà tan.

- Trong 1 tháng đầu: mỗi tuần thay 1 lần, sau đó tăng dần lịch thay nước mỗi tuần 2 - 3 lần, lượng nước thay là 30% lượng nước trong ao. Sau 3 tháng đến cuối kỳ nuôi ao rất dơ, do vậy cần thay nước mỗi ngày, lượng nước thay 40 - 50% để tạo môi trường ao nuôi nước luôn sạch, hạn chế ô nhiễm.

2/ Kiểm soát dịch bệnh:

- Nếu ao nuôi thường xuyên cá bị bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. Do vậy, việc quản lý dịch bệnh trong ao nuôi được quan tâm thường xuyên.

- Trong khi thay nước cá có thể bị sốc cá dễ bị mắc bệnh, nên thường xuyên trộn cho cá ăn Bio Vitamin C, Bio Anti-Shock, Prozyme for fish để tăng sức kháng bệnh.

- Định kỳ 2- 3 tuần diệt mầm bệnh trong ao nuôi 1 lần bằng cách xử lý nước với Bioxide for fish, hoặc Vime - Iodine.

- Cứ sau khi diệt khuẩn 3 ngày là xử lý bằng Bio-Yucca for fish và Bio-Zeogreen để hấp thụ khí độc và phân huỷ chất hữu cơ trong ao, làm sạch nước ao.

- Định kỳ dùng Anti-parasite hoặc Bio-Halifish trộn cho cá ăn phòng trị bệnh giun sán nội, ngoại ký sinh.

3/ Quản lý thức ăn:

- Nên cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp.

- Hạn chế cho ăn bằng thức ăn tự chế.

- Không dùng thức ăn độn như rau xanh, hoặc bột gòn.

- Bổ sung Biozyme for fish cho cá ăn, giúp phòng bệnh đường ruột, kích thích tăng trọng.

- Bổ sung vào thức ăn cho cá bằng Sorpherol hoặc Bio-Sorbitol thường xuyên để tăng cường chức năng gan mật.

Để cá khoẻ mạnh cho thịt trắng thì gan mật cá tốt, thức ăn tốt và môi trường tốt.

Nguồn hoinongdan.org.vn