Động vật gây hại thủy sản
Tuy
vậy, động vật, đặc biệt là động vật thủy sinh khi cùng tồn tại trong
môi trường nuôi có những tác động tiêu cực tới động vật thủy sản nuôi.
- Động vật hoang dã có thể cạnh tranh oxy và thức ăn của ĐVTS
Cùng
sống trong môi trường ao nuôi, nếu động vật hoang dã có mật độ cao,
chúng có thể cạnh tranh oxy và nguồn thức ăn nhân công do con người đưa
xuống, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi và hạn chế sinh trưởng
của vật nuôi.
- Động vật thủy sinh và đông vật trên cạn có thể là ký
chủ trung gian, ký chủ cuối cùng hoặc là các sinh vật mang mầm bệnh lây
nhiễm cho động vật thủy sản nuôi. Trong các ao nuôi cá, giáp xác và
động vật thân mềm chính là ký chủ trung gian của nhiều giun sán
(Digenea, Cestoidea, Acanthocephala) ký sinh gây bệnh ở cá nuôi. Trong
ao nuôi giáp xác và động vật thân mềm, cá lại là các ký chủ cuối cùng
của nhiều giun sán mà giai đoạn ấu trùng ký sinh gây bệnh ở động vật
không xương sống. Trong các ao nuôi tôm he, giáp xác hoang dã chính là
sinh vật mang virus WSBV, gây bệnh đốm trắng rất nguy hiểm. Người, chim
và động vật trên cạn chính là ký chủ cuối cùng của nhiều giun sán gây
bệnh ở ĐVTS. Một số loài chim ăn cá còn là các sinh vật, do vô tình, đã
mang mầm bệnh của ĐVTS phát tán từ nơi này sang nơi khác.
- Động vật có thể trực tiếp gây hại cho động vật nuôi thủy sản
** Lớp thú (Mammalia)gây hại cho ĐVTS
Có
nhiều động vật thuộc lớp thú trực tiếp sử dụng động vật thủy sản làm
thức ăn, nên ảnh hưởng rất lớn tới trữ lượng ĐVTS trong tự nhiên và
năng suất sản lượng trong nghề nuôi thủy sản. Điển hình là con Rái cá
(Lutra lutra)
Đặc điểm của rái cá: có chiều dài trung bình 20-30cm,
trọng lượng tử 7-15kg, xung quanh cơ thể có lông ngắn, dày, giữa các
ngón chân có màng dùng để bơi lội. Rái cá có thể sống trên cạn và dưới
nước nhưng thở bằng khí trời. Hang của rái cá thường đào bên bờ ao, có
1 cửa thông với nước ao. Thức ăn ưa thích của rái cá là cá. sự xuất
hiện của rái cá có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và sản
lượng cá nuôi.
** Lớp chim (Avec) gây hại cho ĐVTS
Chim
không chỉ là ký chủ cuối cùng của một số giun sán ký sinh ở ĐVTS, mà
chúng còn trực tiếp sử dụng động vật thủy sản làm thức ăn Một số loài
chim, như chim diếc(Andeidae) thường có 90-95% lượng thức ăn trong ruột
là cá và các loài chim này có thể làm hao hụt 30-40% cá giống và cá ấu
niên nuôi trong các trang trại.. Chim bồ nông (Pelican) có thể ăn hết
1-3 tấn cá/ năm (Pillay,1996). 10 cặp chim cốc (Cormorrants) có thể 4,5
tấn cá/năm (Plesses, 1957). Theo điều tra của trường đại học tổng hợp
Mascova ở vùng hạ lưu sông Vonga, hàng năm có tới 5000 tấn cá bị hao
hụt do các loài chim ăn cá. Một số liệu điều tra khác cho thấy, ở vùng
Peru, nơi phân bố rất nhiều chim, 5500 tấn cá đã bị chim sử dụng làm
thức ăn hàng năm.
Ở việt nam, chưa có một thống kê cụ thể về tác hại
của các loài chim ăn cá đối với trữ lượng tự nhiên và sản lượng của
nghề nuôi, nhưng thực tế cho thấy, tại các rừng ngập mặn ven biển, là
nơi cư trú của rất nhiều loài chim khác nhau, trong số đó có không ít
các loài sử dụng ĐVTS làm thức ăn, do vậy tác động này cũng không nhỏ.
** Lớp giáp xác (Crustacae) gây hại cho ĐVTS
Ở
chương V, chúng ta đã biết về một số ký sinh trùng ký sinh gây bệnh ở
cá thuộc nhóm giáp xác bậc thấp. Ngoài tác hại ký sinh gây bệnh, một số
giáp xác thuốc bộ chân chèo (Copepoda) có thể trực tiếp gây hại cho
trứng và ấu trùng của cá. Một số giống loài như Cyclops,
Acanthocyclops, Mesocyclops, Themocyclops... có cấu trúc chùy đầu cứng
và nhọn, chúng trôi nổi trong tầng mặt của nước và là địch hại nguy
hiểm. Cyclops thường đâm thủng trứng và gây thương tổn cho ấu trùng
ĐVTS nói chung, đặt biệt là cá bột, trong những ngày đầu của chu kỳ
ương. Do vậy, trong bể đẻ, bể ấp trứng cá và trong các ao ương cá bột
những ngày đầu tiên, sự hiển diện của Cyclop sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
tới tỷ lệ nở của trứng và tỷ lệ sống của cá bột trong ao ương.
Để
tránh ảnh hưởng của những địch hại là giáp xác, trong hệ thống sinh sản
nhân tạo, cần lọc nước 1-2 lần bằng lưới lọc động vật phù du. Trong các
ao ương cá bột, để tránh tác hại của giáp xác phù du trong những ngày
đầu thả cá bột, không nên bón phân và gây màu nước quá lâu trước khi
thả cá. Nhưng sau 1 tuần, khi cá bột đã cứng cáp, sự tồn tại của loại
giáp xác này lại là cơ sở thức ăn rất tốt cho cá con
Hình 7.2: Một số Cyclops hại trứng cá và cá bột
** Côn trùng (Insecta) gây hại cho ĐVTS
Côn
trùng là các động vật chân khớp sống ở trên cạn, tuy vậy cũng có một số
loài sống ở dưới nước và là địch hại nguy hiểm cho trứng và ấu trùng
ĐVTS. Đại diện là con bọ gạo (Notonecta), một địch hại nguy hiểm của cá
con trong các ao ương từ cá bột lên cá hương.
Bọ gạo có thân
hình bầu dục, ngắn và nhỏ như hạt gạo, chiều dài khoảng 7-13mm. Mặt
lưng bọ gạo màu trắng, mặt bụng màu đen, đây là đặc điểm thích ứng với
hình thức bơi ngửa của bọ gạo. Bọ gạo có cánh để có thể bay từ ao này
sang ao khác và có hình thức hô hấp đặc biệt, chúng sống ở dưới nước
nhưng thở bằng khí trời. Cũng như các côn trùng khác, bọ gạo có tính
hướng quang khá mạnh. Bọ gạo sinh sản bằng hình thức đẻ trứng dính,
trứng thường bám trên thực vật thủy sinh hay các giá thể khác ở trong
nước.Trứng của bọ gạo có dạng kén, màu trắng hơi vàng, kích thước
1,5x0,5mm. Trứng phát triển phôi không trải qua giai đoạn ấu trùng. sau
một thời gian nở thành bọ gạo con, giống trùng trưởng thành, nhưng chưa
có cánh. Ở nhiệt độ 21-300C thời gian nở khoảng 6-9 ngày.
Bọ gạo
phát triển và phân bố rộng rãi trong môi trường nước ngọt, đặc biệt tại
các ao nuôi giàu chất hữu cơ như các ao ương từ cá bột lên cá hương,
phát triển mạnh ở các ao ương dùng phân hữu cơ tươi để gây màu nước.
Bọ
gạo là địch hại nguy hiểm trong vòng 7-10 ngày đầu của quá trình ương
từ cá bột lên cá hương. Bọ gạo thường hút máu và gây chết cá. Người ta
đã quan sát được 1 con bọ gạo có thể làm chết 4-10 con cá bột/ 24h.
Ngoài ra bọ gạo còn có tác hại tranh dành thức ăn và oxy của động vật
thủy sản nuôi. Trong thực tế, các ao ương cá bột lên cá hương của một
số loài cá nước ngọt như cá chép. cá mè. trắm cỏ...thường chịu tác hại
lớn của bọ gạo, nếu không tác động kịp thời, tỷ lệ sống của cá ương sẽ
rất thấp, đôi khi mất trắng.
Để phòng và ngăn chặn tác hại của bọ gạo trong các ao ương, cấn áp dụng một số biện pháp như sau:
- Không dùng phân chuồng tươi để gây màu nước cho ao ương, trước khi dùng phải ủ kỹ với vôi bột 10%.
- Dọn sạch cơ rác xung quanh ao ương, mất giá thể đẻ trứng của bọ gạo, hạn chế quá trình sinh sôi, tăng mật độ của bọ gạo.
-
Căn cứ vào đặc điểm hô hấp bằng khí trời của bọ gạo, người ta dùng dầu
hỏa cho xuống ao để ngăn cản quá trình lấy oxy để diệt bọ gạo. Ngoài
ra, còn kết hợp phương pháp dùng dầu và tính hướng quang của bọ gạo để
diệt chúng. ở một vài vị trí trên ao, dùng tre, bẹ chuối để tạo nên các
khung chừng 2-3 m2, đổ dầu vào trong khung và thắp tại đó một ngọn đèn
để bọ gạo tập trung xung quanh khung dầu. Khi nhô lên lấy oxy không
khí, bọ gạo bị dính dầu và chết
Hình 7.3: Hình dạng của con bọ gạo. A- là mặt lưng của bọ gạo ; B- là mặt bụng của bọ gạo
** Lưỡng cư (Amphibia) gây hại ĐVTS
Một
số loại lưỡng cư như cóc, nhái, ếch vừa có khả năng sống trên cạn và
vừa sống dưới nước, có khả năng sử dụng trứng và cá con làm thức ăn,
đặc biệt giai đoạn ấu trùng (nòng nọc), chúng có khả năng bắt cá con
với cường độ cao. Vào mùa xuân, là mùa đẻ trứng của lưỡng cư, cũng là
mùa sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá con trong các trại sản xuất giống
cá nước ngọt, nên giai đoạn ấu trùng của ếch nhái (nòng nọc) trở thành
địch hại nguy hiểm trong các ao ương cá từ giai đoạn cá bột lên giai
đoạn cá hương. Nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết, rất có thể
sau 20 ngày ương, trong ao hoàn toàn không có cá con, nhưng lại có rất
nhiều nòng nọc.
Để phòng tác hại của nòng nọc, cần thường xuyên
dùng vợt, vớt hết trứng của động vật lưỡng cư nổi trên mặt nước ao ương
vào các buổi sáng. Trong qúa trình ương từ giai đoạn cá bột lên giai
đoạn cá hương, 2-3 ngày/ 1 lần dùng lưới để diệt tạp, vớt hết nòng nọc
trong ao và diệt đi. Hiện nay đây là phương pháp thường dùng và có hiệu
quả khá tốt.
** Cá gây hại động vật thủy sản
Trong
tự nhiên cũng như trong hệ thống nuôi, có nhiều loài cá sử dụng cá làm
thức ăn, còn gọi là cá dữ, gây các tác hại đáng kể. Trong hệ thống ương
nuôi các loài cá có giá trị kinh tế như cá tắm cỏ, cá chép, cá trôi...,
nếu xuất hiện vài con cá dữ như cá lóc (Ophiocephalus spp), cá trê
(clarius fuscus), cá Nheo (Parasilurus asotus.)...
Trong các hồ
chứa nhân tạo hay tự nhiên có kết hợp giữa thủy lợi và nuôi thủy sản,
người ta thường thả thêm vào đó một số giống loài cá giá trị kinh tế,
nhưng do diện tích hồ lớn, công tác diệt tạp không thể thực hiện, nên
một số loài cá dữ tồn tại trong hồ ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng nuôi
của hồ. Do vậy, người ta đề nghị chỉ nên thả giống lớn (12-15cm) ra hồ
để vượt cỡ mồi của cá dữ, tăng mật độ thả để bù lại lượng cá bị hao hụt
do cá dữ
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...