Nuôi cá tai tượng thương phẩm
Chọn nơi có nguồn nước tốt, không bị ô nhiễm.
Ao phải được dọn sạch bùn, cỏ rác, bờ sửa cao hơn mức nước 0,5m, có lưới chắn.
Có thể sử dụng mương vườn có mặt nước từ 100m2 trở lên để nuôi cá. Cải tạo mương, vét bùn, bón vôi bột 10-15kg/100m2 ao, diệt cá tạp, bón phân cho ao nuôi.
Tháo nước vào ao sâu 0,4m, khoảng 1 tuần sau khi thấy nước ao có màu xanh đọt chuối non thì tháo thêm nước với mực nước sâu 0,8- 1m.
Thả cá giống
Cá giống phải khoẻ mạnh, đều cỡ. Cá giống mới đem về phải thả bọc xuống ao nuôi ngâm thả từ từ cho cá thích ứng dần. Mật độ thả 3-10 con/m2. Có thể thả ghép với cá mè trắng để tận dụng thức ăn và làm sạch môi trường nước.
Cho cá ăn
Cá giống tai tượng ương sau 1 tháng chuyển dần sang ăn thực vật là chính như bèo cám, hoa dâu, lá rau, lá sắn... Lớn hơn có thể cho ăn phụ phế phẩm nhà bếp, phân heo, phân gà, đu đủ, chuối chín... Cho cá ăn kèm thức ăn tinh và rau sẽ lớn nhanh hơn.
Cho ăn thức ăn tinh kết hợp với rau, với lượng: thức ăn tinh (50% cám, 25% bột cá, 25% bánh dầu) + 10% rau, tỉ lệ cho ăn 2-3-5% trọng lượng cá.
Khi cá còn nhỏ dùng sàn để thức ăn treo ở nhiều điểm trong ao để cho cá ăn, ngày cho ăn 2 lần. Khi cá lớn, phân đàn rồi thì rải đều thức ăn xuống ao cho chúng ăn.
Sử dụng phân lợn, gà làm thức ăn cho cá, rải đều trên mặt ao, kết hợp với cho ăn rau xanh ngày 1-2 lần.
Lượng thức ăn cho cá tuỳ vào sức ăn của cá hàng ngày mà tăng giảm lượng thức ăn sau khi ăn.
Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngừng cho cá ăn phân lợn và cho ăn thức ăn tinh để cá lớn nhanh, thịt ngon.
Chăm sóc
Trong quá trình nuôi, dùng lưới tuyển chọn cá lớn, bé nuôi riêng để tăng vòng quay, đạt giá trị thương phẩm cao hơn, nhanh hơn, cách 45 ngày tuyển chọn cá 1 lần.
Cá ăn phân lợn, gà có thể gây bệnh vì vậy phải thường xuyên thay nước cho cá. Dọn sạch rau xanh thừa để tránh ô nhiễm.
Thời gian cho cá ăn 2 lần/ngày với cá nhỏ, 1-2 lần với cá lớn và tăng tỉ lệ rau xanh, tỉ lệ thức ăn tinh tối thiểu là 30%, tuỳ sức ăn của cá.
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...