Nuôi cá tra xuất khẩu trong ao
Chọn vùng có nguồn nước dồi dào, dễ cấp và thoát nước cho cả mùa khô lẫn mùa mưa. Không nên nuôi gần những khu nuôi trồng tập trung để tránh bệnh cá từ các vùng nuôi khác. Theo chị Xuân, ao nuôi càng rộng khả năng trao đổi oxy càng nhiều, cá ít bị bệnh. mau lớn, khoảng từ 5.000 m2 trở lên.
Hệ thống cống
Ao nuôi phải có hệ thống cống, nên đặt cống bơm nổi để khi bơm nước rơi xuống ao tạo nhiều bọt cung cấp nhiều oxy cho cá. Có điều kiện có thể đào thêm ao dự trữ nước và xử lý ao lắng trước khi bơm vào ao, hầm nuôi sẽ hạn chế được mầm bệnh.
Xây cống xả có đường kính lớn, trong hai giờ có thể xả 1/3- 1/2 lượng nước trong hầm nhằm kịp thời phòng ngừa các rủi ro. Chọn ống xả có đường kính 0,8 -1m với ao có diện tích 1ha/ao.
Chế độ bơm nước
Máy bơm phải có đủ công suất để có thể bơm 80-100% lưu lượng nước trong mỗi ngày, đến khi cá trên 600g bơm từ 15 đến 20 giờ mỗi ngày (bơm xả luân phiên).
Quá trình nuôi cá rất cần xử lý nước. Thường thì có thể sử dụng các loại thuốc xử lý đáy ao trong giai đoạn đầu cá còn nhỏ dưới 300g, nhưng từ 300g trở lên có thể sử dụng clorin khử trùng với liều lượng 10kg/ha, 10 ngày xử lý một lần..Có thể dùng vôi bột với liều một tấn/ha.
Chế độ nước
Nếu cho cá ăn thức ăn tự chế với thành phần cá biển từ 30 đến 50% khẩu phần thức ăn, cá ăn mạnh. Nhưng nhược điểm của việc cho ăn thức ăn tự chế là nếu không bổ sung dinh dưỡng khoáng, vitamin, thì cá vẫn chậm lớn, phải nuôi kéo dài tới sáu tháng cá giống có kích cỡ 2,5cm, nhưng nếu cho ăn đủ chất dinh dưỡng thì chỉ 4,5 tháng là thu hoạch. Việc cho ăn thức ăn tự chế còn làm nguồn nước ô nhiễm rất nhanh, nếu không xử lý kịp thời cá sẽ bị bệnh, tốn kém thêm chi phí.
Tốt nhất nên cho cá ăn thức ăn viên, khi cá nhỏ cho ăn ba lần/ngày, khi cá lớn cho ăn hai lần/ngày. Cá chỉ ăn thức ăn viên mạnh khi trong ao có nhiều oxy do bơm nước hoặc nước trong ao sạch.
Phòng trị bệnh cho cá
Suốt quá trình cho ăn có thể sử dụng vitamin C thường xuyên, một tuần cho ăn 1-2 lần tuỳ theo thời tiết. Khi thời tiết lạnh hoặc nóng quá phải cho cá ăn vitamin C, thay nước thường xuyên.
Trong thời gian nuôi dùng thuốc kháng sinh khi cá bị chết với số lượng lớn (0,1%). Sử dụng kháng sinh sẽ đạt hiệu quả cao khi nước trong ao nuôi sạch. Nếu sử dụng kháng sinh thường xuyên cá sẽ chậm lớn, giảm tăng trọng.
Cá thường ít ăn và bị bệnh trong giai đoạn khoảng tháng 6-7 (tháng đầu mùa mưa) nên lưu ý nước trước khi cấp vào ao, và vào các tháng 11-12 khí hậu chuyển lạnh nên cho cá ăn vừa phải, bổ sung thêm dinh dưỡng và vitamin C để cá có sức khỏe tốt kháng bệnh.
Theo chị Xuân, chị thường dùng cỏ mực để trị bệnh cho cá, nhất là trị bệnh đốm đỏ: phòng bệnh mỗi tháng cho ăn 7 ngày, cá bệnh cho ăn liên tục 15 ngày, cho ăn cỏ tươi 25-80kg cỏ/ao 5.000m2. Còn để nuôi cá tra thịt trắng nên bổ sung thuốc Sobitol, Glycin, Menthion. Mật độ nuôi càng thưa thì cá càng ít bệnh, nhanh lớn, dễ xử lý nước (khoảng 10-15 con/m2), mật độ nuôi 30 con/m2 trở lên phải xử lý nước thường xuyên...
Nông thôn ngày nay
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...