Quy trình nuôi cá tra thịt trắng trong ao đất
Do
thịt cá tra nuôi trong ao thường có màu vàng nên các nông hộ đã áp dụng
biện pháp thay nước thường xuyên để thịt cá có màu trắng như cá nuôi
bè. Tuy nhiên, thay nước nhiều làm cá dễ bị bệnh và tỷ lệ thịt trắng
đạt được cũng không ổn định.
Để giải quyết vấn đề này, đề tài đã áp
dụng biện pháp sục khí đáy kết hợp với thay nước có kiểm soát trong 3
ao nuôi cá tra tại Vĩnh Long có diện tích 2.700-5.000m2, mật độ cá thả
15,3-22,2 con/m2. Thức ăn cho cá có hàm lượng protein 25 -18%, cỡ viên
6-12mm, sản xuất tại nông hộ theo công thức của đề tài. Kết quả cho
thấy: sục khí đáy kết hợp với thay 5-10% lượng nước trong ao khi cần
thiết thì COD của môi trường nước nuôi ( 15,5mgO2/l, oxy hoà tan
1,1-2,5mg/l . Tỷ lệ thịt trắng của cá tra nuôi đạt 71-75%; chi phí sản
xuất 1 kg cá tra thịt trắng của đề tài là 7.053đ/kg, thấp hơn chi phí
bình quân cho 1 kg cá thịt trắng nuôi tại An Giang áp dụng biện pháp
thay nước (7.279đ/kg).
1. Chuẩn bị ao
Chuẩn
bị ao theo các mục 5,6,7,8 của 28 TCN 62-79. Ao phải đạt độ sâu ( 3m,
độ dốc mái bờ 1:1. Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm ít
nhất là 0,5m.
2. Lắp đặt hệ thống sục khí đáy
Hệ thống sục khí đáy được lắp đặït trước khi thả cá và gồm:
-01 máy dầu D10 (có thể thay thế bằng 01 moteur 3CV) nếu diện tích ao nuôi từ 3000-5000m2.
-01 supercharge
-01 dàn khung sắt cố định máy và supercharge
-01 ống cấp khí (60mm chính (nhựa PVC)
-Các ống cấp khí phụ (21mm (ống nhựa mềm) đã dùi lỗ để thoát khí, chiều dài ống bằng chiều rộng của ao nuôi.
-Các ống giảm từ (60mm đến - 21mm (các ống giảm 21 có răng phía trong để gắn ống nhựa mềm).
-Các van bằng nhựa để điều chỉnh lượng khí thoát ra (khi cần thiết).
Hệ
thống ống dẫn khí được lắp đặt cách đáy ao 1 khoảng cách là 0,5m. Trục
chính của hệ thống là ống cấp khí (60mm được lắp đặt ở 1 bên bờ ao và
chạy suốt chiều dài ao (cùng bên với máy dầu & supercharge). Các
ống phụ bằng nhựa mềm gắn một bên của ống chính và được lắp đặt song
song với nhau, chạy suốt chiều ngang của ao, cách nhau khoảng 4m. Các
ống phụ được cố định bằng tầm vông và dây cột.
3. Thả giống
Cá giống thả nuôi phải đạt yêu cầu chất lượng theo 28 TCN 170-2001.
.4. Quản lý cho ăn và theo dõi tình hình sức khỏe cá nuôi
Quản lý cho ăn
Thức
ăn cho cá: theo 28TCN188:2004. Cỡ cá 5-20g (30%protein), cỡ 20-200g
(26%protein), cỡ 200-500g (22%protein), cỡ >500g (18% protein).
Cho
ăn 4 lần/ngày: 6 giờ sáng, 11 giờ, 17 giờ và 21 giờ. Mỗi tháng kiểm tra
cá 1 lần, cân 30 cá thể để ước tính lượng thức ăn cho cá. Thức ăn được
điều chỉnh hàng ngày theo khả năng ăn của cá để hạn chế thức ăn dư thừa.
Theo dõi tình hình sức khoẻ cá nuôi
-Hàng ngày theo dõi hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá để có thể sớm phát hiện bệnh .
-Định kỳ dùng formol 10 ppm+ malachite green 0,1ppm để ngừa bệnh ký sinh ngoài da (2 tuần/lần).
-Khi
cá bị bệnh, khử trùng nước ao bằng formol 15ppm hoặc dùng BestaquamS
0,4ppm. Cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc kháng sinh theo hướng dẫn
(không dùng các loại thuốc và hoá chất bị cấm).
5. Quản lý môi trường ao nuôi
. Quản lý ao nuôi
-Hàng
ngày kiểm tra, quan sát ao để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện
tượng bất thường như ao bị rò rỉ nước, bờ sụt lở, cống hư hỏng.
-
Dùng vôi rải quanh bờ ao trong mùa mưa để ổn định pH, dùng zeolite với
lượng 40kg/1500m2 ao để cải thiện chất lượng môi trường đáy ao.
Quản lý chất lượng nước ao
Quản
lý trực tiếp bằng cách theo dõi hàng ngày các chỉ tiêu:nhiệt độ, pH,
Oxy hoà tan (dùng test ), độ trong của ao. Định kỳ theo dõi chỉ tiêu
COD (nếu có điều kiện).
Lượng nước thay tối đa (5-10%/ngày) và việc thay nước chỉ tiến hành khi:
- Sục khí đã vận hành hết công suất nhưng COD trong ao vẫn ở mức cao.
- Oxy hoà tan buổi sáng sớm < 1mg/l.
Chế độ sục khí
Thời gian sục khí từ 12 giờ đến 24 giờ/ngày căn cứ vào:
-Kết quả đo chỉ tiêu DO kết hợp với hoạt động hô hấp của cá buổi sáng sớm
-Kết quả đo COD (nếu có)
-Tình trạng sức khỏe và mức độ bắt mồi của cá
Các khoảng thời gian sục khí (giờ) trong ngày:
-Khi sinh khối cá trong ao đạt khoảng 2,5Kg/m3: sục khí 12giờ, từ 17.00 đến 5.00 giờ sáng hôm sau.
-Khi sinh khối cá trong ao đạt đến 6Kg/m3: sục khí 24 giờ
-Khi
DO<1 mg/l hoặc khi COD có xu hướng tăng hoặc khi cá ngoi lên sát mặt
nước để hớp lớp nước mặt vào buổi sáng sớm vàø lâu lặn xuống thì sục
khí được tăng cường thêm vào các thời điểm: 5.00÷7.00; 5.00÷10.00;
13.00 ÷17.00.
-Trong trường hợp cần thiết, khi COD cao hơn 15 mg02/l sẽ sục khí 22-24 giờ/ngày.
6. Thu hoạch
Thu
hoạch toàn bộ cá sau vụ nuôi. Sau khi thu hoạch phải tát cạn và làm
công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp. Nước thải từ ao nuôi phải được
xử lý trước khi thải ra môi trường.
( Nguồn: Bạch thị Quỳnh Mai-Viện NCTSII )
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...