Sản xuất cá sinh thái ở Hungary (Phần I)
Các dụng cụ nuôi như bể cá được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc phi tự nhiên chỉ có thể được dùng trong giai đoạn sản xuất giống (vuốt trứng, thụ tinh và ương nuôi cá hương không quá 30 ngày tuổi).
Điều tiên quyết cơ bản của trại cá sinh thái là các kết cấu hạ tầng và dụng cụ (như đề và kênh mương bao quanh, xử lý nước) nên được chuẩn bị sẵn sàng hoạt động để ngăn nguồn nước ô nhiễm chảy vào ao nuôi.
Các nguyên liệu đầu vào (thức ăn, cá giống....) dùng cho trại cá sinh thái phải có chứng nhận từ trại sinh thái trừ khi một số nguyên liệu được chấp thuận bởi chứng nhận sạch.
Không cho phép dùng phân bón tổng hợp và các nguyên liệu tổng hợp khác gây ô nhiễm môi trường.
Nên cân nhắc đến đa dạng sinh học. Hoạt động này duy trì tập đoàn các loài cá, thực vật và động vật thủy sinh kể cả các loài địch hại cá và thực vật, thức ăn cho các loài ăn thực vật.
Nếu một trại cá đồng thời sản xuất cả cá sinh thái và cá không sinh thái cần tách riêng hai vùng sản xuất này.
2. Sản xuất cá giống:
Hoocmôn, các sản phẩm là hoocmôn và thuốc mê tổng hợp không được sử dụng, trừ não thùy cá lấy từ cá thả trong các trại với mục đích cho sinh sản.
Trong sinh sản, được phép chọn lọc cổ truyền (hình dạng, khả năng sản xuất và lai tạo theo lối cổ truyền). Các cặp sinh sản nên được đánh dấu theo phương pháp chắc chắn (như bắn số), theo trật tự để có thể theo dõi nguồn gốc của chúng. Sinh sản theo cặp sẽ được bắt đầu từ trại cá sinh thái, hoặc cá nuôi trong trại sinh thái ít nhất là 2 mùa hè.
Sản xuất giống nên làm với một số lượng lớn các cặp để tránh hiện tượng cận huyết, biến dạng gen và mất giá trị gen.
Chỉ dùng muối ăn, đất sét và sữa trong khử dính trứng. Trong quá trình ấp trứng, thường xuyên loại bỏ trứng ung và dùng muối ăn để xử lý trứng, tuy nhiên cũng có thể dùng formalin và iodoform khi cần.
Dùng nước muối để làm vệ sinh và khử trùng các dụng cụ trong trại. Cũng có thể dùng formalin, thuốc tím, giấm, furan và tanin nếu cần. Trong giai đoạn sinh sản, nguyên liệu và dụng cụ dùng trong trại, nhân viên làm việc trong trại không được tiếp xúc với cá giống nuôi ở các trại cá không sinh thái.
Chỉ có thể dùng những ao xử lý tốt theo yêu cầu để sản xuất giống và cần khử trùng những ao này hàng năm.
3. Thả cá vào ao:
Nên lấy nước vào ao thông qua hệ thống xử lý và lưới lọc để chắn cá trốn thoát và ngăn cá từ trại không sinh thái và ngăn nước thải vào ao.
Các thông số chất lượng nước được kiểm tra ít nhất 2 lần một năm theo khoảng thời gian thích hợp. Trong trường hợp lũ lụt, ô nhiễm bất ngờ và khi các sinh vật sống trong trại có biểu hiện bất thường cần kiểm tra ngay.
Mật độ cá thả trong trại cá sinh thái không được quá 800 kg/ha để đảm bảo cung cấp đủ ôxy, dinh dưỡng và đảm bảo rằng 50% sản lượng cá là "sản lượng tự nhiên" có được từ việc sử dụng các sinh vật tự nhiên làm thức ăn trong ao.
(còn nữa)
Dịch giả: Kim Văn Vạc lược dịch.
Nguồn: TC Thủy sản, số 12/2004, tr. 35 - 39
Sản xuất cá sinh thái ở Hungary (Phần II - tiếp)
3. Thả cá vào ao:
Trại cá sinh thái cơ bản phải duy trì môi trường thủy sinh, mối liên hệ giữa sinh thái trên cạnh và dưới nước, chu kỳ sinh học giữa vi sinh vật, thực vật và cá. Cũng cần xem xét tính tự nhiên cần thiết của các sinh vật thủy sinh sống.
Chất lượng nước trong ao "tốt" theo yêu cầu nước trong trại sinh thái. Trong một số trường hợp Biocontrol có thể cho phép thay đổi chất lượng nước nhưng phải đáp ứng yêu cầu đòi hỏi.
Nên lấy nước vào ao thông qua hệ thống xử lý và lưới lọc để chắn cá trốn thoát và ngăn cá từ trại không sinh thái và ngăn nước thải vào ao.
Các thông số chất lượng nước được kiểm tra ít nhất 2 lần một năm theo khoảng thời gian thích hợp. Trong trường hợp lũ lụt, ô nhiễm bất ngờ và khi các sinh vật sống trong trại có biểu hiện bất thường cần kiểm tra ngay.
Mật độ cá thả trong trại cá sinh thái không được quá 800 kg/ha để đảm bảo cung cấp đủ ôxy, dinh dưỡng và đảm bảo rằng 50% sản lượng cá là "sản lượng tự nhiên" có được từ việc sử dụng các sinh vật tự nhiên làm thức ăn trong ao.
4. Thức ăn:
Nên cung cấp thức ăn dưới dạng thức ăn tự nhiên (động, thực vật phù du). Ít nhất là 50% dinh dưỡng yêu cầu nhận được từ thức ăn tự nhiên.
Để đảm bảo đủ thức ăn tự nhiên trong ao, cần bón thêm phân hữu cơ có thể lấy từ trại khác nhưng phải được biocontrol cho phép. Cũng có thể dùng các sản phẩm nông nghiệp sản xuất từ các trại sinh thái để làm thức ăn cho cá như bột cỏ, cỏ tươi, thức ăn xanh, thực vật trồng ở cao sinh thái.
Yêu cầu về thức ăn:
- Thức ăn nên lấy từ trại sinh thái hoặc có thể sản xuất thức ăn riêng cho cá từ thức ăn chế biến hoặc phế phụ phẩm không dùng cho người và động vật.
- Thành phần thức ăn theo tiêu chuẩn cơ bản của trại sinh thái. Thức ăn dùng cho cá giống nên ở dạng ướt, mảnh, cá lớn dùng thức ăn không chế biến. Cũng có thể dùng các nguyên liệu khác nếu chúng nằm trong danh mục các loại nguyên liệu theo tiêu chuẩn cơ bản của trại hữu cơ. Riêng nguyên liệu là cá bột và bột cá không dùng cùng loài nuôi trong trại sinh thái.
Cấm sử dụng các loại thức ăn:
- Có chứa chất kích thích sinh trưởng tổng hợp, hương vị, chất chống ôxy hóa, chất bảo quản, chất tạo màu và carbamit.
- Thức ăn có sản phẩm amino axit và hoocmôn.
- Thức ăn có chứa kháng sinh
- 90% vật chất khô trong thức ăn nên có nguồn gốc từ trại sinh thái, 10% còn lại lấy từ trại cổ truyền và phần thức ăn này không chứa các thành phần bị cấm và các sản phẩm biến đổi gen.
- Thường xuyên kiểm tra số lượng, chất lượng và phương pháp cho ăn. Để kiểm tra lượng thức ăn được cá sử dụng, cần theo dõi các số liệu sau: số lượng cá thả; tỷ lệ ghép; số lượng thức ăn tự nhiên; thức ăn bổ sung cung cấp; cá (trọng lượng, kích cỡ, thành phần chất béo nếu xuất hiện các vấn đề về chất lượng thịt).
- Phương pháp cho ăn nên thích hợp với cá nuôi và các giai đoạn phát triển của chúng, giảm tối thiểu sốc đối với cá thả và tạo điều kiện tự nhiên cho cá trong khi ăn.
5. Phòng bệnh:
Các nguyên liệu và cách xử lý sau được phép sử dụng: quá trình vật lý tự nhiên (để khô và phơi ao); các chất vô cơ, chất không độc như muối ăn, H2O2, vôi (tối đa 200 kg/ha để khử trùng đáy ao, 150 kg/ha khử trùng nước), hypochlorit natri; các chất hữu cơ, chất không độc sẵn có trong tự nhiên; axit peracetit, axit citric, axit formic và alcol; các sản phẩm tự nhiên chiết xuất từ thực vật họ Liliaccêa, giống tỏi, Ryania speciosa, Derris eliptica, nem, paraphin, hoặc nhũ dầu thực vật, bacillus thuringiensis. Khi dùng Pyrethrin và Quassia tự nhiên phải được biocontrol chấo thuận; các sản phẩm của hemeopathich.
Mục đích chính của phòng bệnh là giữ hệ thống hàng rào bảo vệ tự nhiên của cá trong điều kiện tốt thông qua việc tạo ra và quản lý môi trường thích hợp.
Điểm quan trọng trong phòng trị bệnh là điều chỉnh chất lượng nước (lọc, khử trùng, chọn lựa thực vật thủy sinh bằng cách dùng vôi và ôxit đồng), chọn lựa loài, giống, chủng thích hợp và duy trì mật độ thả thích hợp, cung cấp dinh dưỡng và tắm bằng nước muối.
Chỉ có thể áp dụng điều trị khi không có giải pháp nào khác, cần tránh làm ngạt và gây chết cá. Người có quyền hạn và trách nhiệm mới được kê đơn điều trị.
Được phép sử dụng vắcxin để ngăn chặn dịch bệnh và do người có thẩm quyền quyết định.
Cấm dùng thuốc trong điều trị dự phòng.
Nếu dùng thuốc điều trị lâu thì thời gian dừng thuốc trước khi thu hoạch phải dài gấp 2 lần giai đoạn luật pháp đưa ra hoặc nếu thời gian dừng thuốc không xác định thì ít nhất phải dừng thuốc 2 tuần trước khi thu hoạch sản phẩm mới có thể đem ra thị trường với nhãn "sinh thái". Giai đoạn ngừng dùng thuốc không chỉ thực hiện ở những nơi điều trị mà cả các nơi khác có tiếp xúc với thuốc.
6. Thu hoạch cá:
Sử dụng phương pháp và dụng cụ thu hoạch nhẹ nhàng, khéo léo và giảm sốc cho cá.
Làm ướt bề mặt dụng cụ tiếp xúc với cá trước khi thu hoạch để tránh xây xát cho cá.
7. Vận chuyển cá tươi sống:
Dụng cụ và điều kiện vận chuyển phụ thuộc vào loài cá. Vận chuyển không gây sốc, không gây tổn thương vật lý hoặc gây độc cho cá. Bề mặt dụng cụ tiếp xúc với cá khi vận chuyển phải nhẵn.
Thuốc gây mê hoặc thuốc kích thích tổng hợp không được dùng trước và trong khi vận chuyển.
Chỉ định một người trông nom cá trong quá trình vận chuyển.
Chênh lệch nhiệt độ giữa nước trong dụng cụ vận chuyển và nước ở nơi cá sống trước khi vận chuyển không quá 120C.
Luôn để cá đói khi vận chuyển.
8. Nuôi giữ cá qua đông:
Có thể giữ cá trong ao sản xuất hoặc ao qua đông. Cấp đủ nước có chất lượng cho ao và có nước chảy trong mùa đông. Nước ao nên giữ ở 40C và ôxy hòa tan cao hơn 80% ôxy bão hòa.
Điều kiện chung của ao qua đông giống như ao sản xuất.
Giữ cá qua đông là một phần việc quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá trong trang trại dưới điều kiện khí hậu ôn đới.
Tác giả: Kim Văn Vạn lược dịch.
Nguồn: TC Thủy sản, 12/2004, tr. 35 - 38
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...