Khi nào cần chăm sóc cá nuôi.
Trong thâm canh cá, người chăn nuôi lâu năm có kinh nghiệm nhìn bằng mắt thường vào môi trường nước để biết khi nào cần chăm sóc cho cá để đỡ lãng phí thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường nước do sự phân huỷ của thức ăn dư thừa, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trước khi quyết định các biện pháp chăm sóc cá hợp lý cần căn cứ vào các chỉ tiêu cảm quan sau:
Màu sắc nước, biểu hiện chế độ dinh dưỡng của ao. Nếu nước ao có màu xanh nõn chuối, màu xanh vỏ đỗ hoặc màu nước mắm Mari loãng là tốt, đủ dinh dưỡng. Màu nước trong suốt nhìn thấy cá là thiếu dinh dưỡng, cần cho cá ăn bổ sung.
Độ xuyên sáng của nước, cho biết tình hình thức ăn và hàm lượng khí oxy trong nước có đủ cho cá sinh trưởng tốt hay không. Thông thường kiểm tra bằng cách quan sát bàn tay và cánh tay (đoạn từ khuỷu đến bàn tay) hoặc chiếc đĩa men trắng cầm tay nhúng ngập nước đến vai. Nếu nhìn không rõ ranh giới giữa ngón tay và kẽ ngón tay hoặc không rõ chiếc đĩa là môi trường nước đạt yêu cầu, cá đủ dinh dưỡng, chưa cần cho ăn ngay, và ngược lại.
Hiện tượng cá nổi đầu, nếu trong các ngày bình thường (trừ những ngày thời tiết thay đổi như chuẩn bị mưa bão, áp thấp, gió mùa đông bắc) cá nổi đầu từ sáng sớm đến 7-8 giờ sáng, 9 giờ trở đi không thấy nổi đầu là bình thường, dinh dưỡng, dưỡng khí tốt. Cá nổi đầu, há mồm thở cả ngày là nước quá béo (quá đặc chất hữu cơ), thiếu dưỡng khí, cần xả bớt nước cũ, bổ sung thêm nước mới vào ngay, chưa cần cho cá ăn thêm thức ăn mới.
Cách cho cá ăn: Bón thúc phân chuồng hoai mục cho cá với lượng 10-15kg/100m2 mặt nước khoảng 15-20 ngày/lần, vãi đều phân chuồng xuống mặt ao hoặc bón phân khoáng gồm đạm urê và lân supe với tỷ lệ 2kg ure:1kg supe lân, khoảng 3kg hỗn hợp phân đã trộn/360m2, 10-15 ngày/lần. Phân đạm và lân hoà tan trong nước té đều mặt ao.
Có thể thay phân chuồng, phân khoáng bằng phân xanh, bó thành từng bó ngâm ngập nước ở góc ao, sau khi lá cây thối rữa hết vớt cọng đi. Lượng bón 15-20kg/100m2, khoảng 30-40 ngày bón/lần.
Cho ăn bổ sung thức ăn tinh bằng 5-7% trọng lượng cá. Dùng bột sắn, trộn với bột ngô, bột gạo nắm thành từng nắm, luộc chín cho ăn trên sàn vào một nơi nhất định để cá ăn được thuận lợi và hấp thu được triệt để, cá sẽ nhanh lớn và béo khoẻ.
Nguồn:http://nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...