Xuất hiện bệnh “gạo” trên cá tra
Thời gian gần đây nhiều người nuôi cá tra ở ĐBSCL liên tiếp phản ánh về hiện tượng cá tra bị bệnh khá lạ lẫm đồng thời gửi mẫu bệnh phẩm tới các Chi cục thủy sản địa phương và khoa Thủy sản trường ĐH Cần Thơ.
Các nhà chuyên môn nghiên cứu bệnh thủy sản mổ cá bệnh, phát hiện ban đầu cho thấy có những nang “gạo” lấm chấm trong cơ thể cá ở nhiều dạng khác nhau và gọi đây là bệnh “gạo”. Bệnh cá này đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi.
Ông Út Sơn, người nuôi cá tra hơn 10 năm qua ở Cồn Khương, quận Bình Thủy (Cần Thơ) bày tỏ lo ngại: “Bệnh này tuy mới xuất hiện nhưng đã khiến cho không ít người nuôi cá tra chúng tôi bần thần, mất ăn mất ngủ. Vì ao cá nếu bị nhiễm bệnh nặng có thể lây lan và các nhà máy chế biến thủy sản sẽ không thu mua”.
ThS Nguyễn Ngọc Phú Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cty Vemedim xác nhận: “Gần đây hiện tượng “gạo” xuất hiện khá phổ biến trên cá ở một số trang trại ở Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ… Tuy tỉ lệ cá nhiễm bệnh chết không cao, nhưng cá bệnh kém ăn, làm giảm năng suất và chất lượng thịt có thể dẫn tới không tiêu thụ được cá”.
Bước đầu nghiên cứu bệnh này, ThS Vinh cho biết, cá bệnh “gạo” không có biểu hiện rõ ràng, chỉ thấy cá chết rải rác hàng ngày với số lượng rất ít. Cá chết có dấu hiệu của bệnh gan thận mủ hay xuất huyết. Kiểm tra cá bệnh bên ngoài thấy da lốm đốm mất màu, một số cá da sần, trên da có những chấm đen tròn hay vệt như dính mực, tập trung nhiều ở vùng da mỏng như vùng lườn, bụng. Còn cá bệnh nặng có những tổn thương trên da như bị thủng lỗ nhỏ li ti, các tổn thương này không kèm vết xuất huyết. Khi mổ cá bệnh, nội tạng cá ít biến đổi, gan thận bình thường, túi mật hơi căng, dịch mật màu nhợt nhạt. Nang “gạo” xuất hiện trong cơ thể cá là các vệt dài 1-3cm màu trắng đục, trong chứa nhiều chất lỏng sệt nằm dọc theo cơ vùng sống lưng cá. Một dạng khác “gạo” là các nang tròn, hình hạt gạo hay bầu dục, kích thước 1-3mm xuất hiện ở cơ dọc sống lưng, trên ruột, màng ruột, màng dạ dày.
Tuy nhiên, điều đáng lo khi thấy cá bệnh người nuôi cá nóng lòng trị bệnh hỏi mua thuốc thú y rồi “tự chế” ra nhiều cách trị bệnh khác nhau như dùng thuốc Praziquantel trị giun sán hay thuốc Ivemectin để diệt các loài giun tròn trên cá hoặc men rượu… Tất cả đều không hiệu quả, bệnh cá vẫn không hết mà còn tốn kém.
Theo kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh “gạo” trên cá tra mới đây của TS Đặng Thị Hoàng Oanh và nhóm cộng tác Bộ môn sinh học và bệnh thủy sản, khoa Thủy sản - trường ĐH Cần Thơ, qua phát hiện bằng PCR trong cơ thể cá bào tử từ các bào nang bị vỡ nhiễm vào tế bào chủ mới phát triển tạo bào nang mới. Trong ao nuôi cá và ngoài tự nhiên: lây từ cá nhiễm vi bào tử trùng, lây từ nước qua mang, da; lây từ mẹ sang con. Trong khi đó ThS Nguyễn Ngọc Phú Vinh chẩn đoán: cá tra nhiễm “gạo” là đang nhiễm 2 loài nguyên sinh động vật có khả năng hình thành bào tử là Microsporidia và Myxobolus sp. Hiện nay chưa có thuốc điều trị hữu hiệu mà chủ yếu áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm trong ao đang nhiễm bệnh và phòng bệnh trong quá trình nuôi.
ThS Nguyễn Ngọc Phú Vinh: Cho đến nay các phương pháp đã thực hiện trong việc phòng bệnh "gạo" được khuyến cáo mang lại hiệu quả là:
+ Khi cải tạo ao phải khử trùng bằng vôi nung CaO liều cao, phơi đáy ao 3-7 ngày. Sát khuẩn nước ao nuôi bằng PPM kết hợp rải muối, 4 tuần/lần, tốt nhất vào những ngày nước kém.
+ Khi thả giống phải kiểm tra bệnh gạo, mổ khám 30-50 con cá, nếu phát hiện có cá nhiễm thì không nên thả nuôi.
+ Định kỳ xổ giun sán 4 tuần/lần bằng thuốc thích hợp như praziquantel, Ivermectin, kết hợp xử lý nền đáy.
+ Xi phông đáy ao định kỳ 2 tháng/lần đối với cá dưới 300g/con và 1 tháng/lần đối với cá trên 300g/con. Sau mỗi lần xi phông đáy ao cần kết hợp xử lý nước.
+ Mổ khám cá ngay khi nhận thấy có biểu hiện bất thường; khi phát hiện bệnh trong ao phải cách ly ao hoàn toàn, khử trùng toàn bộ dụng cụ nuôi và xử lý triệt để xác cá chết trong quá trình nuôi (vớt hết cá bệnh, cá chết khỏi ao xử lý bằng cách nấu chín hay chôn hủy, không vứt xác cá ra nguồn nước vì bào tử sẽ phóng thích và lây nhiễm sang các ao khác); tẩy cho toàn đàn bằng các hoạt chất có tác dụng trên nguyên sinh động vật gây bệnh như Toltrazuril hay các dẫn xuất của Benzimidazol, Mebendazole, Febendazol…
Nguồn www.nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...