Cách sử dụng vôi bột trong thâm canh cá
Độ pH thích hợp của đa số các loài cá nước ngọt dao động 6,5-8,5. Trong môi trường nước nuôi nếu độ pH quá thấp (pH<5), nước chua quá giới hạn cho phép thường có nhiều khí CO2, thiếu dưỡng khí O2, các vi khuẩn, tảo độc có hại trong môi trường yếm khí phát triển thuận lợi, nhiều vi sinh vật gây bệnh cũng phát triển thích hợp trong môi trường quá chua này và gây hại cho cá. Vôi là loại vật tư duy nhất, rẻ và thuận tiện dùng để nâng cao độ pH cho môi trường nước ngọt nuôi tôm cá.
Tốt nhất là dùng vôi cục hoặc vôi bột mới tở trong 2-3 tháng để đảm bảo độ nồng của vôi. Liều lượng sử dụng, cần 2-3kg vôi/100m2 mặt nước; khoảng 10-30 ngày bón vôi/lần tuỳ vào mức độ thâm canh, thay nước của ao (phản ánh qua độ chua xác định được). Phương pháp sử dụng vôi an toàn cho người lao động là hoà vôi vào nước, đi găng tay cao su té hoặc dùng ống phụt phụt đều khắp mặt ao hồ. Nếu ao hồ có diện tích lớn cần phải đi thuyền thúng để bón vôi.
Để biết khi nào cần bón vôi cho cá hộ nông dân phải biết cách xác định giá trị độ pH cho cá. Cách xác định độ pH phù hợp cho tôm, cá, ba ba sinh trưởng, phát triển thuận lợi như sau, dùng giấy quì tím đem nhúng vào nước, màu của giấy sẽ biến đổi tuỳ thuộc vào độ pH của nước trong ao. So màu này với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo mỗi cuộn giấy sẽ biết được giá trị của pH nước cần đo.
Kinh nghiệm dân gian, khi ăn trầu (miếng trầu ăn gồm lá cây trầu không có quết một ít vôi tôi, một miếng cau nhỏ, một chút thuốc lào và ít vỏ cây vỏ đỏ hay vỏ khoai), nhổ nước trầu vào môi trường nước định thử, nếu thấy nước bã trầu giữ nguyên màu đỏ tươi trong 3-5 giây trước khi bị hoà loãng là nước trung tính đến kiềm nhẹ (độ pH khoảng 6-8) đạt yêu cầu. Ngược lại thấy nước bã trầu có màu đen ngay sau đó là nước rất chua (độ pH: <5,0) cần phải bón vôi để cải tạo, nâng cao giá trị độ pH cho phù hợp với yêu cầu sinh lý của cá nuôi.
Vôi còn dùng để khử trùng cho ao. Đối với ao mới đào dùng 7-10kg vôi bột/m2 mặt đáy, ao cũ sau mỗi lần thu hoạch dùng 10-15kg vôi bột/m2 mặt đáy. Vôi bột hoà nước té đều mặt đáy ao đã cạn nước, dùng trâu, bò bừa đáy ao trộn đều vôi với đất phơi khô trong 7-10 ngày cho mặt ao khô tới độ nứt nẻ chân chim mới cho nước vào để chuẩn bị thả cá giống.
Vôi bột đem ủ với phân chuồng cho hoai mục đem bón cho ao cá làm thức ăn trực tiếp và gián tiếp cho nhiều loài cá rất tốt. Dùng 50-100kg vôi bột trộn đều với 1 tấn phân chuồng sau đó chất thành đống lèn chặt, trát lớp bùn hay đất nhão lên mặt đống phân sau 30-40 ngày toàn bộ phân được hoai mục, tơi xốp, không mùi, các loại trứng giun sán và vi sinh vật gây bệnh đều bị tiêu diệt. Đem phân này rải đều lên mặt ao 15-30 ngày/lần với lượng 30-50kg/100m2 mặt nước.
Theo website nong nghiep viet nam
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...