Kinh nghiệm nuôi cá ao, cá ruộng: trắm, mè, chép, trôi, rô phi, tôm
I- Xây dựng công trình nuôi cá
Nguyên tắc : Đảm bảo nước thuận lợi, không khô hạn, không bị tràn ngập
1- Chọn địa điểm :
- Chọn những nơi có đủ nguồn nước, không bị khô hạn, không bị tràn ngập khi cần thiết
- Nguồn nước không thối bẩn, đủ nguồn dưỡng khí cho cá, tôm thở dễ dàng
- Ao phải có nơi trú ẩn cho cá, diện tích 500 – 1500m2 là vừa
- Nên có cống xây chắc chắn, có đăng chắn cá để cá không ra ngoài được
2- Xây dựng ao nuôi
- Mỗi ao nên có diện tích 500 – 1500m2 là vừa
- Đắp bờ ao chắc chắn, mặt bờ ao rộng từ 2 – 2,5m, có độ cao hơn mức ngập của nước mưa, từ mép trên cùng xuống đến đáy ao khoảng 1,5 đến 2m
- Ao thả sá nên có từ 1 – 2 cống xây vững chắc, có đăng giữ cá và phải đảm bảo tiêu nước trong thời gian ngắn nhất (1 cống vào ao và 1 cống nước thoát)
II- Chọn đối tượng thả giống cá
1- Đối tượng chọn nuôi :
- Tôm, cá ăn các chất hữu cơ, ăn sâu bọ. Thức ăn trực tiếp cam, bột ngô, sắn, thức ăn tổng hợp..v..v…
- Nguồn thức ăn khác : phân chuồng ủ kỹ
2- Thả cá :
- Trước khi thả rắc vôi bột từ 7 – 10kg/1000m2
- Vệ sinh ao quang đãng, sạch sẽ, có mực nước sâu từ 1 – 1,5m
- Cầy ải xong bừa đi bừa lại, lấy phân bón lót, phân chuồng ủ từ 20 – 30kg
- Thả nước vào ao, chọn cá khỏe mạnh đều con, không bị bệnh tật, không còi cọc, thả vào ao, mật độ thả từ 1,5 - 2 con/1m2
- Nuôi chính cá Rô phi, cá chéo lai, tôm càng xanh,cá trắm cỏ, cá trôi cá Ấn độ, cá mè. Công thức thả cá như sau:
Thời vụ thả:
Xuân hè vào tháng 3, tháng 4; vụ hè thu vào tháng 7, tháng 8
3- Kỹ thuật nuôi:
- Thức ăn cho cá : phân hữu cơ, phân chuồng từ 7 – 10kg, phân Lân từ 2 – 300g, Vôi bột từ 7 – 10kg/1000m2 cộng với thức ăn khác như: sâu bọ, bèo tấm, cỏ non, phân các loại thải ra
- Cho ăn : thực hiện cho cá ăn vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối. Số lượng thức ăn phải tăng dần theo đầu con, và sự lớn dần của đàn cá
4- chăm sóc và quản lý:
- Thường xuyên có người quản lý, trông coi phòng khi mưa lớn thì phải có biện pháp thoát được nước, giữ được cá, tôm an toàn
- Phải thường xuyên kiểm tra đăng, cống trong ao nhất là mùa mưa lũ phòng khi cá đi mất
- Củng cố bờ ao, chống tràn và rò rỉ
- Kiểm tra độ lớn của cá từ 1 - 2 tháng 1 lần để tăng giảm lượng thức ăn và để biết cá còn hay mất đêr sử lý
- Phòng chữa bệnh cho cá bằng cách vệ sinh ao sạch sẽ, vôi bột tẩy nguồn nước
- Thức ăn bằng phân chuồng phải ủ kỹ
Chữa bệnh cho cá: Bệnh cá chủ yếu bệnh đốm đỏ, chữa bằng cách dùng thuốc Kn từ 0,2-0,4/100kg trộn thức ăn tinh Pênixilin+Stép; Bệnh mỏ neo chữa bằng cách dùng lá xoan từ 0,3 - 0,5 kg/1m2 , tắm nướcmuối cho cá từ 0,3 - 0,5g/100mml; thay đổi môi trường cho cá; trị bệnh cho cá bằng Sun phát đồng từ 2 - 5g/20 - 30lit nước
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...