Sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá kết
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Ao nuôi phải lớn hơn 5.000 m2, có hệ thống cấp thoát nước thuận tiện; ao được cải tạo, cấp nước qua lưới lọc (sâu 1,5 - 1,8 m), sau 2 - 3 ngày thì thả cá. Mật độ nuôi vỗ là 0,1 kg/m2, cá nặng 50 - 100 g/con, khỏe mạnh. Trước khi thả, ngâm cá trong nước ao khoảng 15 phút cho quen rồi thả từ từ. Cho cá ăn tép, cá nhỏ, kết hợp với thức ăn viên (dạng chìm) có hàm lượng đạm 40%; ăn 1 lần/ngày vào buổi sáng (8 - 9 giờ); khẩu phần ăn bằng 5 - 7% trọng lượng thân. Hàng ngày quan sát cá và có chế độ điều chỉnh thức ăn phù hợp.
Sinh sản nhân tạo cá kết
Vào mùa sinh sản cá kết (tháng 5 - 9 hàng năm), chọn cá thành thục tốt, khỏe mạnh; cá cái có bụng to, mềm đều; có thể kết hợp dùng que thăm trứng để lấy trứng quan sát (chọn cá có trứng tròn đều, đường kính lớn hơn 1,1 mm). Chọn cá đực có thân thon dài, lỗ sinh dục màu hồng nhạt. Kích thích cá sinh sản như sau: kích thích tố sử dụng là LHRHa + Motilium (50 - 100 yg LHRHa + 3,5 - 7 mg Motilium/kg với cá cái). Kích thích cá đực với 1/3 liều. Kích thích tố được pha với nước cất rồi tiêm vào cơ lưng của cá. Sau khi tiêm xong, thả cá trở lại bể đẻ. Sau khi tiêm kích thích tố khoảng 6 giờ, kiểm tra cá cái, nếu có dấu hiệu rụng trứng thì tiến hành bắt cá đực mổ lấy buồng tinh, sau đó vuốt trứng cá cái và cho thụ tinh. Trứng cá cái sau khi thụ tinh cho khử dính và ấp trong bình Weys, sau khoảng 20 - 24 giờ trứng sẽ nở thành cá bột.
Ươm cá bột thành cá giống
Có thể sử dụng bể nhựa, xi măng có thể tích 1 m3 ươm cá. Nước phải được lắng, lọc cẩn thận; mức nước 50 - 60 cm; có sục khí liên tục. Mật độ thả là 2,5 con/lít. Sau khi nở được hai ngày thì cho cá vào bể ươm chuẩn bị sẵn. Trước khi thả, cá bột được ngâm vào bể ươm khoảng 15 phút, sau đó thả từ từ. Ba ngày đầu, cho cá ăn artemia (4 lần/ngày), ngày thứ 3 - 10 ăn monia (3 - 4 lần/ngày), ngày thứ 7 - 15 ăn trùn chỉ (3 lần/ngày); từ ngày thứ 15 trở đi, có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao (trên 40%). Đến ngày thứ 45, cá đạt 5 - 7 cm. Trong quá trình ươm, hàng ngày làm vệ sinh (dọn phân cá và thức ăn thừa), thấy nước dơ thì thay 30% mỗi ngày đến khi thấy sạch lại thì ngưng. Quan sát biểu hiện của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nuôi cá thương phẩm
Cá kết có thể nuôi trong ao trên 500 m2 hoặc bè có thể tích 36 m3. Ao, bè phải làm vệ sinh thật kỹ trước khi thả giống. Mật độ thả nuôi là 10 con/m2 hoặc 30 con/m3 (bè). Cá nuôi thương phẩm có kích thước 5 - 8 cm, đều cỡ, khỏe mạnh, không sây sát. Trước khi thả, tắm cá trong nước muối 2 - 3% khoảng 5 - 6 phút. Thả cá vào buổi sáng, cho quen dần trước khi thả. Thức ăn nuôi cá kết có thể tự chế biến với hàm lượng đạm 25 - 30% (tùy giai đoạn). Thành phần nguyên liệu làm thức ăn là cá tạp, tấm, cám, vitamin, khoáng chất. Nguyên liệu xay nhuyễn, trộn đều với chất kết dính và dùng máy ép đùng để cho cá ăn. Cho cá ăn 2 lần/ngày (8 - 10 giờ và 16 - 18 giờ), thức ăn cho vào sàn, khẩu phần bằng 5 - 10% trọng lượng thân/ngày. Trước khi cho ăn cần kiểm tra sàn ăn, làm vệ sinh, điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, không để dư thừa. Hàng ngày quan sát, kiểm tra ao, bè để phát hiện xử lý những bất thường. Nuôi 8 - 10 tháng thì bắt đầu thu hoạch. (Để biết thêm thông tin, bạn đọc liên hệ với Bộ môn thủy sản nước ngọt, khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ, ĐT: 071.831542).
http://www.vietlinh.com.vn/
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...