Cho cá ăn cũng cần khoa học
Vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi vằn ở nước ta khá phát triển, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, giá thức ăn cho cá ngày càng tăng cao, chiếm tới 80% tổng chi phí sản xuất, đã đặt ra nhiều thách thức cho nghề nuôi cá rô phi. Do vậy, giải pháp giảm thiểu tối đa chi phí thức ăn để nâng cao hiệu quả nuôi cá, do sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Hạnh nghiên cứu, đã giúp người nuôi cá giải quyết được rất nhiều khó khăn.
Sinh viên khoa Thủy sản ĐH Nông Lâm đang kiểm tra lồng cá rô phi của Mỹ Hạnh. Ảnh: M.Hạnh
Nửa năm ròng rã bên ao cá
Từ thực tế giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao, sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (khoa Thủy sản, ĐH Nông Lâm TPHCM) đã nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá rô phi vằn bằng việc xác định số lần và tỷ lệ cho ăn thích hợp” ngay tại Trại Thực nghiệm Thủy sản, khoa Thủy sản, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM.
Từ 25-3 đến 17-8-2009, Hạnh đã thực hiện 2 thí nghiệm, thí nghiệm đầu tiên là xác định số lần cho ăn thích hợp trong 8 tuần; thí nghiệm thứ hai là xác định tỷ lệ cho ăn thích hợp trong 12 tuần. Trong 2 thí nghiệm trên, cá được cho ăn loại thức ăn chăn nuôi phổ biến, do Công ty Uni President sản xuất.
Ở thí nghiệm lần đầu, 120 con cá rô phi (cùng trọng lượng) được chia ra 3 lồng (40 con/lồng) với số lần ăn khác nhau: Lồng 1 ăn 2 lần/ngày (7 giờ và 16 giờ); lồng 2 ăn 3 lần/ngày (7 giờ, 11 giờ 30 và 16 giờ); lồng 3 ăn 4 lần/ngày (7 giờ, 11 giờ, 15 giờ và 19 giờ).
Kết quả cho thấy, số lần cho ăn khác nhau trong ngày (2, 3 và 4 lần/ngày) không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình, hệ số chuyển đổi thức ăn của cá... Do đó, Hạnh đã chọn cách cho cá ăn 2 lần/ngày tại thí nghiệm 2 để giảm tối đa công lao động và thức ăn.
Ở thí nghiệm này, 160 cá rô phi được chia vào 4 lồng nuôi, được cho ăn lượng thức ăn khác nhau: Lồng 1 ăn tối đa (hiện hầu hết người nuôi ở nước ta đang áp dụng); lồng 2 ăn ít hơn 10% so với lồng 1; lồng 3 ăn ít hơn 20% và lồng 4 ăn ít hơn 30% cũng so với lồng 1. Sau 12 tuần, 160 con cá rô ban đầu có trọng lượng 5,45 gam/con đã tăng lên lần lượt: lồng 1 là 170,68 gam/con; lồng 2 đạt 159,40 gam/con; lồng 3 đạt 160,00 gam/con; lồng 4 đạt 130,75 gam/con.
Suốt gần nửa năm vật lộn với các thí nghiệm trên ao nuôi, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã tìm ra lời giải cho bài toán làm sao giảm tối đa chi phí thức ăn trong nghề nuôi cá rô phi, với công thức: Cá chỉ cần cho ăn 2 lần/ngày (lúc 7 giờ và 16 giờ); lượng thức ăn giảm đi 20% so với lượng thức ăn tối đa mà hầu hết người nuôi đang sử dụng.
Giảm thức ăn, tăng lợi nhuận
Mỹ Hạnh khẳng định, khi cho cá rô phi ăn với tần số 2 lần/ngày và với tỷ lệ cho ăn bằng 80% so với lượng ăn tối đa thì không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình và tỷ lệ phân đàn so với khi cho chúng ăn lượng thức ăn tối đa.
Việc giảm 20% lượng thức ăn của cá còn giúp cá nuôi hấp thu thức ăn tốt hơn, giảm lượng chất thải ra ngoài môi trường nước, duy trì chất lượng nước trong ao nuôi, hạn chế các loại bệnh trên cá...
Đặc biệt, khi giảm 20% lượng thức ăn hàng ngày sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn, vốn chiếm tới 80% chi phí sản xuất. Cụ thể, khi sản xuất 100 tấn cá rô phi vằn, nếu ăn tối đa, cần tới 189 tấn; nếu giảm 20% lượng thức ăn, người chăn nuôi sẽ tiết kiệm được khoảng 38 tấn thức ăn. Với giá thức ăn chăn nuôi hiện nay là 9.000.000 đồng/tấn, người nuôi sẽ lời tới 342.000.000 đồng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Như Trí, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiên cứu của Mỹ Hạnh hoàn toàn từ thực tế, với những thí nghiệm thực hiện trực tiếp trên ao nuôi, được theo dõi chặt chẽ, kỹ lưỡng, có thể ứng dụng rộng rãi, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân, giúp nghề nuôi cá rô phi tại Việt Nam phát triển bền vững.
Với tính ứng dụng thực tiễn nổi bật, tại Festival Tuổi trẻ Sáng tạo TPHCM diễn ra vào đầu tháng 1-2010, đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá rô phi vằn bằng việc xác định số lần và tỷ lệ cho ăn thích hợp” của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã được trao giải nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Eureka.
Hiện nay, cá rô phi vằn là đối tượng được nuôi thâm canh phổ biến ở Việt
http://agriviet.com
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...