Dùng lá trầu trị bệnh cho thủy sản
Lá trầu được chiết xuất, tạo ra chế phẩm sinh học với tên gọi Bokashi – Trầu, có khả năng phòng trị một số bệnh cho động vật thủy sản, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.
Hợp chất Bokashi – Trầu do tiến sĩ Nguyễn Quang Linh cùng các cộng sự ở Khoa Thủy sản – ĐH Nông lâm Huế nghiên cứu, chế tạo và vừa được đưa vào sản xuất đại trà.
Người nuôi tôm có thêm thảo dược để trị bệnh cho động vật thủy sản. Ảnh: Phạm Đó
Thay thế nhiều loại kháng sinh
Chế phẩm lần đầu tiên được sản xuất trong nước này được kết hợp từ các vi sinh vật hữu ích EM (Effective Microorganisms) với chất chiết xuất từ lá trầu (có tên khoa học là Piper betle) để phòng ngừa và điều trị bệnh cho một số loài thủy sản.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Linh cho biết: “Chế phẩm sinh học Bokashi – Trầu có khả năng ức chế và tiêu diệt 2 loài vi khuẩn Vibrio Parahaemoliticus và Aeromonas hydrophyla, đây là hai loài vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên thủy sản nước ngọt và nước lợ”.
Với chức năng trên, chế phẩm có thể thay thế nhiều chất kháng sinh khác để phòng ngừa, cũng như điều trị bệnh động vật thủy sản, đặc biệt các loài tôm và cá đang được nuôi trồng hiện nay.
Nhiều hộ nuôi tôm tỉnh Thừa Thiên – Huế đã sử dụng chế phẩm Bokashi – Trầu để phòng và chữa bệnh cho tôm và lươn nuôi. Tại ấp xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, chế phẩm đã điều trị sạch bệnh cho hơn 50ha tôm sú bị bệnh phân trắng.
Đặc biệt, tôm hùm bị bệnh sữa của nhiều hộ nuôi tôm hùm ở vịnh Thông Phong, tỉnh Khánh Hòa cũng đã được chữa khỏi nhờ chế phẩm. Nhờ vậy, nhiều hộ thu hoạch hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng các chất kháng sinh.
Bokashi – Trầu có giá khoảng 100.000đồng/lít, thấp hơn ½ so với giá thành các sản phẩm có cùng tác dụng, trong khi đó chất lượng không hề thua kém.
Bên cạnh đó, nó có dạng dung dịch nên dễ sử dụng. Đối với 1ha diện tích nuôi, với quy mô bán thâm canh (mật độ 10 – 15 con/m2) chỉ cần 15 – 20 lít Bokashi – Trầu có thể phòng và trị bệnh tốt cho cả vụ nuôi.
Thân thiện môi trường
Người nuôi trồng thủy sản thường lạm dụng quá mức các loại kháng sinh và hóa chất để phòng và trị bệnh, gây nên những tác hại như: tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, làm suy thoái môi trường và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, dư lượng kháng sinh cũng như hóc-môn tăng trưởng đang làm xấu đi hình ảnh và chất lượng các sản phẩm nuôi trồng thủy sản của Việt
Do được chiết xuất từ thiên nhiên nên Bokashi – Trầu có thể khắc phục được những ô nhiễm về môi trường. Ông Đặng Duy Hinh, xã Quảng An (Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế) cho biết từ khi sử dụng Bokashi – Trầu để phòng và trị bệnh cho tôm, sau mỗi vụ nuôi nguồn nước vẫn đảm bảo, không cần phải dùng hóa chất để khử trùng, và sản lượng tôm thu hoạch hiệu quả và chất lượng tôm đảm bảo hơn nhiều.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Linh cho biết sẵn sàng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm cho các doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm có chất lượng an toàn.
Mới đây, Công ty CP Trường Sơn, đơn vị đang nuôi tôm với hàng trăm ha trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế và Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hương (tỉnh Quảng Bình) đã ký kết với nhóm nghiên cứu để chuyển giao công nghệ, để sản xuất đại trà loại thuốc “kháng sinh thảo dược” này.
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...