Cách thả cá giống đạt hiệu quả cao
Thông thường vào dịp đầu năm, các vùng chăn nuôi thủy sản sẽ bước vào vụ sản xuất cá thương phẩm mới. Vì vậy việc chuẩn bị đầy đủ các yếu tố kỹ thuật trước khi thả cá giống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo tỷ lệ cá sống cao, tăng trọng nhanh trong thời gian nuôi.
Chuẩn bị ao:
Đối với ao mới thả lần đầu, cần thay nước vài lần cho hết nước chua, đáy có lớp bùn dày 10-15cm. Rắc 10-15kg vôi bột/100m2 ao, trộn đều với bùn và phơi khô cho đến khi nứt chân chim, sau đó cho nước ngập, ban đầu 0,8-1m, sau khoảng 1 tháng cho ngập 1,2-1,5m. Bón lót phân tạo màu cho nước bằng một trong 3 loại phân sau: Phân chuồng hoai mục 30-40kg, phân xanh 15- 20kg hoặc 0,7-0,9kg urê+ 0,4-0,6kg super lân Lâm Thao. Sau khi bón phân 15-20 ngày, thấy nước ao có màu xanh vỏ đậu hoặc nõn chuối là có thể thả cá giống.
Đối với ao cũ, tháo cạn nước, bắt hết cá tạp, tôn tạo lại bờ đập, cống. Lấp kín các hang hốc nếu có, vớt bỏ bớt lớp bùn cũ, chỉ để lớp bùn đáy dày khoảng 20cm. Bón lót phân và vôi bột.
Khử trùng, phòng bệnh cho cá giống:
Trước khi thả, tắm cá trong dung dịch muối ăn nồng độ 2- 3% trong 5 -10 phút hoặc dùng thuốc tím (1g thuốc tím hòa trong 50-100 lít nước sạch) tắm trong 10-20 phút hoặc dung dịch CuSO4 0,5 - 0,7g/m3 nước tắm trong 20 -30 phút.
Mật độ và cách thả:
Nếu thả quá dày, môi trường nước thiếu ôxy, cá không lớn được. Tùy vào hình thức nuôi, thả cá trong ao nước tĩnh (thả đơn hay ghép nhiều loại) với mật độ 1 con/m2 mặt nước. Nuôi ghép ao nước chảy khoảng 3- 5 con/m2.
Thời vụ thả cá tốt nhất là tháng 3-4 hằng năm. Nên mua cá giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín. Vận chuyển cá giống vào lúc trời mát. Khi thả cá giống, đầu tiên bà con nên ngâm túi ny-lông đựng cá vào trong nước ao hồ định nuôi khoảng 15-20 phút để cá làm quen với môi trường sống mới, tránh hiện tượng bị sốc. Sau đó, mở một đầu túi, cho nước chảy từ từ vào, để cá bơi tự nhiên ra.
Nếu có điều kiện, nên quây lưới mắt nhỏ vào một góc ao hồ, thả cá giống vào đó, chăm sóc khoảng 20-30 ngày, bồi dưỡng cho cá quen dần với môi trường sống mới, tỷ lệ sống của cá sẽ cao hơn.
Nguồn www.baovinhlong.com.vn
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...