Vĩnh Long: Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trên ruộng lúa
Anh Nguyễn Trọng Nho, 40 tuổi, ngụ ấp Phước Trinh B, xã Bình Phước (Mang Thít - Vĩnh Long) là một nông dân có nhiều năm áp dụng mô hình nuôi cá kết hợp trồng lúa và cho hiệu quả kinh tế cao.
Anh có một mảnh ruộng rộng 25.000m2, trong đó diện tích mặt nước ao nuôi cá khoảng 1.500 – 2.000m2, còn lại là đất trồng lúa. Hàng năm, anh trồng lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Năm 2000, anh bắt đầu nuôi cá kết hợp với trồng lúa. Lúc đầu anh chỉ thả một ít cá chép, rô phi, hường. Trên khoảng ruộng mênh mông, thức ăn tự nhiên dồi dào, cá lớn nhanh trông thấy. Sau vụ nuôi, anh thu được gần chục triệu đồng từ tiền bán cá.
Nhận thấy hiệu quả từ việc nuôi cá kết hợp với ruộng lúa, anh mạnh dạn thuê máy cạp đất, thiết kế mương bao theo dạng đủ rộng và sâu để nuôi cá. Nhờ thi công bằng máy nên ruộng – ao của anh khắc phục được lỗ mội, hạn chế cá theo lỗ mội ra ngoài và nâng số lời từ cá 18 triệu đồng.
Vụ Hè Thu năm 2009, anh thả nuôi 2 loài cá rô phi (45kg) và chép (12kg). Kết thúc vụ nuôi anh thu hoạch được 2.500kg cá thịt, giá bán bình quân 18.000đ/kg, sau khi trừ chi phí anh còn lời 32 triệu đồng.
Qua nhiều năm nuôi cá ruộng lúa, anh rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Bờ bao ruộng phải cao hơn mặt ruộng ít nhất 0,5m, đảm bảo cao hơn mực nước lũ trong năm để không cho cá thất thoát ra ngoài.
- Mương bao đủ rộng để chứa cá khi dọn đất làm lúa, thu hoạch lúa… hoặc khi cần thiết xử lý thuốc trừ dịch bệnh trên lúa.
- Theo dõi hàng ngày để phòng trừ: cò, rắn, cua… đảm bảo tỷ lệ sống của cá cao.
- Ngoài thức ăn tự nhiên trên ruộng lúa, cần phải bổ sung thêm thức ăn để cá đủ sức tăng trưởng và phát triển tốt.
- Thu hoạch cá vào thời điểm cá ngoài tự nhiên ít, thường khoảng tháng Giêng, tháng hai âm lịch để kích cỡ cá lớn và giá bán cao, lợi nhuận nhiều hơn.
- Khi chuẩn bị nuôi vụ sau, phải bơm bùn, cải tạo nền đáy ao trữ cho kỹ để bảo vệ đàn cá giống sống tốt, tỷ lệ sống cao.
Hướng tới, anh dự định chọn nuôi một trong các loài cá có giá trị kinh tế như: cá lóc, rô đồng, thát lát, tôm càng xanh… để bán được giá cao, hiệu quả kinh tế hơn.
http://www.vietlinh.com.vn/
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...