Nuôi cá bông trong ao hầm: Mô hình mới
Lâu nay, cá bông chỉ được ngư dân nuôi trong lồng bè, chứ ít ai nghĩ rằng nuôi ở ao, hầm lại mang hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng những cái ao cá tra bỏ trống, người dân hai xã Hòa Lạc và Phú Bình (Phú Tân) chuyển sang nuôi cá bông…
Sau nhiều năm đeo bám nghề nuôi cá tra và lỗ nặng, năm 2008, anh Nguyễn Văn Tài (xã Phú Bình) mạnh dạn vay vốn ngân hàng thả nuôi 40.000 con cá bông trong ao, với diện tích 2.000 m2. Sau 6 tháng chăm sóc, đàn cá đạt trọng lượng trên 35 tấn, anh kêu thương lái bán với giá 32.000 đồng/kg, trừ đi tất cả chi phí, anh còn lời gần 200 triệu đồng. Năm nay, anh Tài tiếp tục đầu tư thả nuôi trên 50.000 con giống cá bông (2 phân/con) trong tâm trạng hồ hởi.
Anh nói, nhờ nuôi cá bông mà nhà anh đã trả dứt nợ do làm ăn thua lỗ trước đây. Năm nay, anh thả hơn 50 ngàn con giống, đến nay đàn cá đạt trọng lượng 400 gram/con, khoảng 2 tháng sau là anh kêu lái bán. Hiện trên thị trường, cá bông nguyên liệu được thương lái thu mua với giá 35.000 đồng/kg. Đợt này nếu anh xuất bán, hầm cá đạt trên 53 tấn, trừ tất cả chi phí bỏ túi trên 240 triệu đồng.
Tương tự, chú Võ Văn Sàn (xã Phú Bình) cũng là một trong những hộ nuôi cá bông làm giàu. Chú cho biết, nuôi cá bông trong ao, hầm rất dễ, ít tốn công sức và kiểm soát được địch bệnh thông thường như: Bọ đeo mang, ghẻ lưng, bệnh đường ruột...
Bên cạnh đó, nguồn thức ăn cho cá bông cũng dễ tìm, mùa nước nổi thì cho ăn cá linh, cá chốt; còn mùa khô thì cho ăn cá biển. Trung bình cho cá ăn cứ 4kg mồi thì đạt trọng lượng 1kg/con, giá thức ăn 5.000 đồng/kg, nếu trừ chi phí người nuôi sẽ lãi được 12.000 đồng/kg.
Hiện tại, chú Sàn đang thả nuôi 35.000 con, đàn cá đạt trọng lượng gần 1kg/con, dự tính trong tháng tới chú xuất bán, kiếm lời khoảng 182 triệu đồng.
Theo chú Sàn, hiện nay, trên địa bàn tỉnh nhiều hộ nuôi cá bông trong bè đã "cuốn chiếu" gần hết. Bởi lẽ, vào thời điểm này, cá bông không thích nghi với môi trường nước đổ nên dễ phát sinh dịch bệnh và chết hàng loạt, khiến người nuôi phải mất trắng. Chính vì vậy, cá bông có giá rất cao. Cá bông được thương lái thu mua chủ yếu làm mắm, khô hoặc xuất sang thị trường nước bạn Campuchia nên đây là điều kiện thuận lợi để người chăn nuôi có lãi.
Thấy chú Sàn đầu tư nuôi có hiệu quả, anh La Văn Xê (xã Hòa Lạc) cũng học hỏi làm theo. Anh Xê thả nuôi 250 ngàn con cá bông trong 5 cái hầm, với diện tích 5.000m2, trong đó, 4 hầm anh nuôi cá thịt và hầm còn lại anh tự ươm cá giống để xoay vòng.
"Cá bông nuôi hầm rất dễ do không cần phải chủ động nguồn nước. Vốn đầu tư tương đối nhẹ và đầu ra cũng được nhiều mối lái thu mua. Đến khi xuất bán chỉ cần nhấc điện thoại là họ đến mua rần rần nên ít khi bị ép giá. Ngoài ra, khi bán xong người nuôi còn được trả tiền ngay tại hầm…"- Anh Xê nói.
Nghề nuôi cá bông trong ao, hầm là một mô hình mới ở xứ cù lao. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đầu ra của con cá bông chưa thật ổn định.
Nguồn: Báo Kinh Tế Nông Thôn
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...