Bạc Liêu: Giăng mùng nuôi cá lóc trên sông
Những năm gần đây, phong trào nuôi các loại thủy sản mới ở Bạc Liêu (như cua, cá kèo, cá bống tượng, cá chình, ba ba, cá thác lác cườm...) xuất hiện ngày một nhiều.
Nghề nuôi thủy sản trên sông phát triển khá mạnh tại các địa phương có nguồn nước ngọt quanh năm thuộc vùng phía bắc của tỉnh. Mô hình nuôi cá lóc trong mùng (màn) trên sông được nhiều người áp dụng vì vốn đầu tư ít nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Người nuôi chỉ đầu tư vài triệu đồng mua cá giống, vải màn, cây làm cọc để bao cá, sau đó thả cá, thả chà (cắm nhiều cây có nhánh khô, để làm chỗ cho cá tránh, trú bớt ánh nắng gay gắt) và chăm sóc cá. Cách làm này khác với kiểu “thả chà” truyền thống là chỉ cắm cây cho cá trú, không cho ăn và cá nào ở cũng được.
Ông Nguyễn Văn Quận, ở ấp Ninh Điền, xã Ninh Qưới, huyện Hồng Dân đã nhiều năm liền thành công với mô hình nuôi cá lóc trong mùng trên sông và vươn lên giàu có trong vùng.Ông Quận cho biết: Khoảng 4 năm nay, năm nào ông cũng thu về trên 100 triệu đồng tiền lãi từ mô hình này. Mô hình đòi hỏi diện tích không nhiều, chủ yếu là biết cách chăm sóc cá, nhận biết những loại bệnh thường gặp để phòng trị, khả năng nuôi thành công sẽ rất cao. Mỗi năm ông thả nuôi 3 vụ cá lóc, mỗi vụ khoảng 15.000 con.
Nuôi từ 3-3,5 tháng, cá sẽ đạt trọng lượng từ 300-700gr/con. Ông đang chuẩn bị xuất bán đàn cá 15.000 con với trọng lượng trung bình đạt trên 400 gr/con. Theo tính toán, với giá hiện tại khoảng 25 ngàn đồng/kg (bán trọn đàn không lựa), vụ cá này, sau khi trừ chi phí, ông Quận sẽ lãi không dưới trăm triệu đồng.
Người trong vùng đến tìm hiểu kinh nghiệm nuôi cá lóc mùng trên sông đều được ông Quận tận tình hướng dẫn, không ''giấu nghề'', chỉ nơi tìm mua cá lóc giống bảo đảm chất lượng.
Nhờ siêng năng, chịu khó và luôn học hỏi kinh nghiệm từ hướng dẫn của Trung tâm Khuyến ngư tỉnh về cách phòng trị bệnh cho cá, học tập cách làm của những người đi trước, 4 năm liền ông Quận đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong mùng trên sông. Mô hình này cần được đúc kết kinh nghiệm để giới thiệu cho nhiều người áp dụng.
Nguồn khoahoc.kiengiang.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...